Trang chủ
Hội đồng gia tộc
Quá trình phát triển của Bùi tộc Vĩnh Trinh
Từ đường ở quê nhà Vĩnh Trinh
Chi nhánh từ đường tại TP. Hồ chí Minh
Phổ hệ Bùi tộc Vĩnh Trinh
Tin tức gia tộc
Nhân vật
Thư viện ảnh
Video
Thông báo tin vui
Tin buồn
Tin vui

Sinh viên phải tự đ̣i hỏi để đồng hành với tri thức

Sinh viên phải tự đ̣i hỏi 

để đồng hành với tri thức

 

Các diễn giả: Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Đôn Phước, Nguyễn Văn Trọng và Trần Hữu Quang (từ trái sang)

 

Bốn dịch giả đang được giới nghiên cứu và sinh viên quan tâm là Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Văn Trọng, Trần Hữu Quang và Nguyễn Đôn Phước đă tham gia buổi nói chuyện "Tri thức đồng hành cùng sinh viên" nhân Ngày sách và tác quyền thế giới, diễn ra chiều nay 23.4, tại trường đại học KHXH&NV TP.HCM, do NXB Tri thức tổ chức.

 

Bắt đầu buổi nói chuyện, nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn cho rằng sinh viên phải biết tự đ̣i hỏi ở khả năng truy cầu tri thức của ḿnh và quyền được có điều kiện tiếp cận những sách tri thức bằng văn bản gốc ở môi trường đại học. “Hiện nay, giáo dục đại học của chúng ta đang đi ngược tiến tŕnh: bắt sinh viên học giáo tŕnh là chính, c̣n tiếp cận văn bản gốc là phụ. Sự ấu trĩ đó làm cho sinh viên mù mờ, thiếu tự tin và chủ động về học thuật”.

 

Ông cũng chia sẻ với tư cách là một đàn anh: “Năm 1962-1963, tôi cũng ngồi ở giảng đường này và thấm thía một điều: không thể bắt một sinh viên tuổi đôi mươi có đủ sức ngồi đọc một cuốn triết học bằng tiếng nước ngoài. V́ ngay cả với sinh viên các nước phát triển, trước khi tiếp cận và tham gia dịch những tác phẩm triết học bằng tiếng nước khác, họ cũng phải đọc thông qua bản dịch tiếng mẹ đẻ. Vấn đề là phải xây dựng được một đời sống dịch thuật đảm bảo 3 yêu cầu: tính hệ thống, giáo khoa và khoa học". 

 

“Việc dịch thuật một văn bản gốc không chỉ là quá tŕnh công cụ hóa mà c̣n là một sinh hoạt học thuật, làm giàu và trau dồi cho ngôn ngữ mẹ đẻ. Đây cũng là một việc làm căn bản trong sinh hoạt của khoa học xă hội và nhân văn. Và cách làm ít tốn kém, nhiều hiệu quả là sinh viên cao học phải tham gia thực hiện những dự án dịch thuật!”, ông Bùi Văn Nam Sơn cho biết thêm.

 

Tiếp đó, với tư cách là người nghiên cứu về khoa học, ông Nguyễn Văn Trọng chia sẻ rằng động lực để ông dịch thuật những cuốn sách khoa học là để giải quyết những câu hỏi tự thân sau một quăng thời gian dài đảm nghiệm chức vụ cán bộ nghiên cứu khoa học vật lư. Ông mong muốn mọi người nh́n và chọn lựa khoa học v́ những mục tiêu bớt thực dụng hơn hiện nay.

 

Cùng ư kiến với ông Nguyễn Văn Trọng, dịch giả Nguyễn Đôn Phước cho rằng, có thể với những tác phẩm dịch thuật kinh điển cùng sự hiểu biết đầy đủ sẽ làm cho cách chúng ta nghĩ và biết về kinh tế bớt đi sự thực dụng.

 

C̣n với dịch giả Trần Hữu Quang, ông quan tâm đến không khí trao đổi học thuật. Ông cho rằng, khi nào và ở đâu không khí tranh luận diễn ra một cách b́nh thường th́ lúc đó học thuật sẽ được tôn trọng. Và ngược lại, nếu những tranh luận không diễn ra th́ đó là sự bất thường của một đời sống học thuật.

 

Thảo luận cùng các dịch giả, sinh viên đă đặt ra nhiều câu hỏi, từ những vấn đề mang tính chuyên môn như: Việt Nam có triết học hay không? Suy tư và mối bận tâm của người làm nghiên cứu triết học? Làm sao để diễn giải, chuyển ngữ gần gũi với ngôn ngữ hiện đại, giúp sinh viên dễ tiếp thu, đến những điều “sát sườn” với sinh viên như: làm sao để sách tri thức tinh hoa - sách nghiên cứu dẫn nhập - tri thức mới phù hợp hơn với túi tiền sinh viên.

Sinh viên ĐH KHXH&NV TP.HCM tham gia buổi nói chuyện.

 

(SGTT 23-4-09)

Nguyễn Vinh (ghi)




Lượt truy cập: 522251
Powered by EasyVN