Trang chủ
Hội đồng gia tộc
Quá trình phát triển của Bùi tộc Vĩnh Trinh
Từ đường ở quê nhà Vĩnh Trinh
Chi nhánh từ đường tại TP. Hồ chí Minh
Phổ hệ Bùi tộc Vĩnh Trinh
Tin tức gia tộc
Nhân vật
Thư viện ảnh
Video
Thông báo tin vui
Tin buồn
Tin vui
CÂU HỎI DỰ KIẾN PHỎNG VẤN THẦY

 

HY VỌNG ĐẦU XUÂN

 

 

1.      Ngày xuân, theo truyền thống, “khai bút” là việc làm thú vị. Vậy, thưa thầy, chúng ta thử nói chuyện ngày xuân về chủ đề chữ nghĩa một chút: Dư luận cho rằng, ngày nay, việc chữ nghĩa, sách vở không c̣n quá quan trọng, thay vào đó việc làm giàu mới là chuyện cần thiết. Lẽ nào, chuyện chữ nghĩa lại không c̣n quan trọng trong giai đoạn hiện nay?

 

Ngày xưa, trong nền kinh tế chưa phát triển, “túi thơ” và “túi bạc kè kè” thường đối lập nhau. Người có “chữ nghĩa” th́ chọn một trong hai con đường: làm quan phát tài hoặc “an bần lạc đạo” (“túi cơm, bầu nước, ở trong ngơ hẹp, gối cánh tay mà tự vui!). Người “làm giàu” th́ thường tích cóp tiền bạc bằng con đường… độc lập với chữ nghĩa và t́nh nghĩa như h́nh ảnh chàng trọc phú trong Tỳ Bà Hành của Bạch cư Dị:

 

Khách trọng lợi khinh đường ly cách

Măi buôn chè sớm tếch nguồn khơi…

 

khiến cụ Khổng phải than thở: “giàu có mà ham thích lễ nghĩa thật ít có vậy!” (“Phú nhi háo lễ, tiễn hỷ!). Nói cách khác, giữa “tri thức” và “hành vi kinh tế” chưa có mối quan hệ hữu cơ. Và, theo tôi, đó là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tŕ trệ của phương Đông và của nước ta nói riêng. Hai thái độ tưởng như cực đoan, một bên là “ức thương" (“không tham ruộng cả ao liền, tham v́ cái bút cái nghiên anh đồ”) và bên kia là… “đồng bạc đâm toạc tờ giấy” thực ra chỉ là hai mặt của cùng một sự việc!

 

Ngày nay, nếu vẫn giữ lối tư duy đối lập ấy là đi lùi về quá khứ chứ không phải hướng đến tương lai, hay ít ra, không đi vào được thời hiện đại, v́ đặc điểm cơ bản của “Hiện đại” là: khoa học hóa tri thức, hợp lư hóa sản xuất, chuyên nghiệp hóa việc quản lư và cai trị. Sự phát triển nhảy vọt của xă hội hiện đại vào thời kỳ của nền kinh tế tri thức, của xă hội thông tin ở đầu thế kỷ XXI lại càng tạo ra một quang cảnh hoàn toàn khác trước: sự giàu có thực sự (nếu không muốn “bạo phát bạo tàn”) phải dựa trên nền tảng tri thức, c̣n tri thức không chỉ là lực lượng sản xuất trực tiếp mà c̣n góp phần nâng cao “chất lượng sống” và đảm bảo việc gia tăng giá trị tinh thần lâu bền cho nền văn minh. Bắt chước cụ Khổng, có lẽ nên nói: giàu mà không yêu chuộng chữ nghĩa, đạo lư th́ khó mà giàu… bền được! Tôi tin rằng nhận thức ấy đang lan tỏa ngày càng mạnh mẽ ở nước ta, nhất là ở giới trẻ trên con đường lập nghiệp.

 

2.      Gần đây, có quá nhiều thông tin cho rằng: Văn hóa đọc đang sa sút trầm trọng. Có người c̣n tiên đoán: Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và mạng internet,  sách vở sẽ bị thay thế dần và mất hết vai tṛ. Trong khi đó, ta lại thấy hiện tượng ngược lại: Các công ty sách, các nhà xuất bản đang mở rộng quy mô, c̣n đề tài th́ phong phú hơn nhiều. Liệu rằng thông tin trên là ư kiến thừa hay đó là điều quan ngại thực sự?

 

Ta cần cả năm giác quan để sống c̣n và hiểu biết thế giới. Nhưng phải thừa nhận rằng các phương tiện “nghe, nh́n” (audio-visuell) là thành tựu đặc biệt của thế kỷ XX, mở rộng chân trời cảm thụ cho chúng ta. Nhưng chúng bổ sung chứ không bao giờ thay thế cho việc “đọc”, kỹ năng cơ bản của việc ghi nhớ và suy luận. Có lẽ ta không nên lẫn lộn giữa nội dung tri thức với phương tiện chuyển tải tri thức. Ở một điều kiện, thời điểm hay lứa tuổi nào đó, phương tiện này có thể lấn át phương tiện kia (và ai mà đoán được trong tương lai c̣n có thêm những phương tiện mới mẻ nào nữa?), nhưng kỳ cùng vẫn là tiếp thu, xử lư, vận dụng và phát triển tri thức. Mỗi phương tiện chuyển tải có chỗ mạnh của nó nhưng không thay thế cho cái khác. Sự “tích hợp” các phương tiện là hiển nhiên, và điều “đáng quan ngại” ở nước ta hiện nay, theo tôi, là c̣n “tích hợp” quá ít chứ không phải ngược lại: chỉ một hai ngàn bản in trên một đầu sách (hay một băng đĩa) cho hơn 80 triệu dân nào phải là do “công nghệ thông tin và mạng Internet thay thế và làm mất hết vai tṛ”? Ở các nước phát triển, sách vẫn thường xuyên được in hàng vạn, hàng triệu bản đấy chứ?

 

3.      Trong bài tiểu luận nhằm trả lời cho câu hỏi: “Khai minh là ǵ?” (Vẫn quen được dịch là “Khai sáng là ǵ?”) I. Kant cho rằng: Sapere aude! [Hăy dám biết!] Hăy dũng cảm sử dụng lư trí của chính ḿnh! - đó là khẩu hiệu của Khai minh. Theo thầy, chúng ta hiện nay cần một tinh thần kiểu như thế không?

 

Tôi đề nghị dùng chữ “Khai minh” thay chữ “Khai sáng” quen thuộc chỉ v́ sự chính xác của ngữ pháp Hán-Việt. Theo tôi, cần t́m hiểu bài viết và câu nói nổi tiếng ấy của I. Kant, nhà triết học và nhà khai minh vĩ đại của nước Đức thế kỷ XVIII, trong toàn bộ ư nghĩa của nó. Xét như một hiện tượng lịch sử, phong trào Khai minh, c̣n gọi là “thế kỷ Ánh sáng”, đánh dấu việc Châu Âu bước vào thời Hiện đại, thoát khỏi lối tư duy dựa vào quyền uy áp đặt của các thế lực thần quyền và thế quyền thời trung cổ. Xét như một tiến tŕnh phát triển của ư thức con người, Khai minh trở thành một yêu cầu tất yếu và bất tận để làm chủ bản thân, để mưu cầu sự tự do. Hiểu theo nghĩa sau, nó măi măi là một “tinh thần” cần thiết cho mọi người và mọi thời. Tuy nhiên, khi Kant bổ sung cho khẩu hiệu trên bằng định nghĩa: “sự không trưởng thành [do ḿnh tự chuốc lấy] là sự bất lực không biết dùng đầu óc của ḿnh mà không có sự hướng dẫn của người khác”, ông c̣n mặc nhiên đề cập đến mối quan hệ giữa khai minhkhoa học. Khoa học hay lư thuyết (theo nghĩa từ nguyên của chữ Hy Lạp: Theoria: sự tŕnh bày) là nỗ lực phản ánh trung thành sự vật, không thêm thắt một cách chủ quan, do đó, có giá trị phổ biến, tất yếu, liên-chủ thể. Trong khi đó, khai minh là nỗ lực phân tích, lư giải của nhà khoa học cho bản thân ḿnh. Khai minh khác với khoa học ở khía cạnh “tự-quan hệ với chính ḿnh” ấy. V́ thế, khai minh là cái ǵ nhiều hơn việc tiếp thu và tích lũy thông tin. Người được khai minh không phải là kẻ biết tất cả mà là người biết đặt cái đă biết trong quan hệ với chính ḿnh. Khai minh không nhắm đến sự tăng tiến tri thức như khoa học mà đến sự tỉnh ngộ để làm mất đi những ảo tưởng và sự ngây thơ. Chính đó là điều được Kant gọi là “chấm dứt sự không-trưởng thành do ḿnh tự chuốc lấy”. Như thế, khoa học và sự khai minh (hay sự độc lập suy nghĩ của con người) không chỉ không mâu thuẫn mà rất cần đến nhau. Khoa học mà không có sự khai minh sẽ không hoàn chỉnh và rơi vào tŕ trệ, giáo điều. Khai minh mà không có khoa học th́ sẽ rơi vào sự tùy tiện chủ quan, sự ngụy biện và sự biệt phái. Ở phương Tây, người ta vừa bảo vệ chân lư khoa học (Socrate, Platon… chống lại phái ngụy biện) vừa liên minh với sự khai minh đích thực (Kant, Nietzsche, Kierkegaard, Adorno, Popper…). Ở phương Đông, các cụ ngày xưa cũng thường dạy: “Học nhi bất tư, tắc vơng; tư nhi bất học, tắc đăi” (Học mà không suy nghĩ sẽ sai lầm; suy nghĩ mà không học sẽ tốn công vô ích/Luận ngữ).

 

4.      Thầy đánh giá thế nào về nền học thuật nói chung và nền triết học nói riêng ở nước ta hiện nay?

 

Câu hỏi quá rộng, vượt ra khỏi sự hiểu biết và thẩm quyền của tôi. Tuy nhiên, theo thiển ư, ở nước nào cũng thế, một nền học thuật đúng nghĩa bao giờ cũng cần đến ba cột trụ: cơ sở hạ tầng vững mạnh của tri thức (sách vở, tư liệu, các định chế khoa học…), con người khoa học đông đảo (tŕnh độ và phẩm chất), hoạt động khoa học sôi nổi (sự tự do trong nghiên cứu và giảng dạy, trong trao đổi và tranh luận…). Cứ kiểm lại từng phương diện ấy, ta sẽ biết ngay nền học thuật của ta đang ở đâu và cần phải làm ǵ.

 

5.      Trong một bài trả lời phỏng vấn Thầy đă nói rằng: “Kant khuyên ta nên biết chỗ dừng lại; Hegel th́ khuyến khích ta mạnh dạn tiến lên.” Vậy thưa thầy, một người trẻ bắt đầu việc học tập, nghiên cứu cần tiếp nhận thái độ của ai?

 

“Mạnh dạn tiến lên” là nuôi tham vọng lớn lao về khoa học, thậm chí, có cả “cuồng vọng” về một cái Biết tuyệt đối. C̣n “biết chỗ dừng lại” là sự tỉnh ngộ, không hoang tưởng nữa và biết tự phê phán. Theo tôi, người trẻ “bắt đầu học tập” nên tiếp nhận thái độ trước để thêm hăm hở; người đă lăo luyện nên tiếp nhận thái độ sau để trở nên tỉnh táo, khoan dung và “hiền minh” hơn. Hai ông đại triết gia ở nơi xa xôi và… xa xưa ấy thật ra rất gần gũi với chúng ta; họ là hai “mô h́nh” tư duy tiêu biểu của thời hiện đại, thách thức và bổ sung cho nhau giống như giữa “khai minh” và “khoa học” như vừa nói trên.

 

6.      Một câu hỏi cuối cùng: Thầy hi vọng điều ǵ cho một mùa xuân mới?

 

C̣n dám và có thể hy vọng ǵ hơn những điều đă nói trên đây?

 

Báo Thể Thao Văn Hóa, Lê Tân thực hiện, 01.2008




Lượt truy cập: 522256
Powered by EasyVN