Trang chủ
Hội đồng gia tộc
Quá trình phát triển của Bùi tộc Vĩnh Trinh
Từ đường ở quê nhà Vĩnh Trinh
Chi nhánh từ đường tại TP. Hồ chí Minh
Phổ hệ Bùi tộc Vĩnh Trinh
Tin tức gia tộc
Nhân vật
Thư viện ảnh
Video
Thông báo tin vui
Tin buồn
Tin vui
Xin ông một cái nh́n tổng quan về t́nh h́nh dịch thuật sách hiện nay tại Việt Nam

 

Trả lời báo Vietnam Net

 

Bùi Văn Nam Sơn

 

 

1.      Xin ông một cái nh́n tổng quan về t́nh h́nh dịch thuật sách hiện nay tại Việt Nam? (về đội ngũ những người dịch sách, chất lượng sách dịch…)

 

Câu hỏi quá rộng, vượt ra khỏi khả năng hiểu biết của tôi. Muốn tránh việc “vơ đũa cả nắm”, phải đọc rộng, đọc kỹ. Không ai có thể biết rơ về mọi lĩnh vực, nhất là khi ở ta có quá ít các h́nh thức sinh hoạt của việc phê b́nh dịch thuật. V́ thế, chỉ có thể nhận định kiểu cảm tính khi đi thăm các tiệm sách và đọc một số ít dịch phẩm yêu thích. Nh́n chung có sự khởi sắc đáng mừng, c̣n chất lượng th́ không đều, đội ngũ dịch giả tất nhiên c̣n ít, thậm chí quá ít đối với một đất nước có mấy chục triệu độc giả tiềm năng.

 

 

2.      Để dịch một cuốn sách tốt, người dịch sách cần phải đáp ứng những tiêu chí ǵ? Họ cần trang bị những kiến thức, kĩ năng ǵ?

 

Dịch sách là một hoạt động tự do, khó định ra các “tiêu chí” cứng nhắc. Ràng buộc duy nhất là giữa người dịch với nhà xuất bản, và, rộng hơn, với độc giả. Nếu nhà xuất bản và độc giả ngày càng khó tính th́ “tiêu chí” sẽ càng cao, và càng có lợi cho cả hai bên. Bấy giờ người dịch sẽ tự biết ḿnh phải trang bị những kiến thức, kỹ năng ǵ chứ không thể tiếp tục “sĩ kiêm bách nghệ”, đụng đâu dịch đó được nữa. Thời gian sẽ sàng lọc và tinh tuyển dần những chuyên gia trên từng lĩnh vực. Muốn vội cũng không được.

 

 

3.      Hiện nay, các nhà xuất bản đều có chung một nỗi lo đó là đội ngũ dịch giả quá thiếu, quá yếu, theo ông t́nh h́nh thực tế có đúng như vậy? Tại sao, trong bối cảnh hiện nay việc đào tạo giáo dục được coi trọng, được đầu tư hơn trước rất nhiều nhưng đội ngũ dịch giả hiện tại lại kém hơn so với thế hệ những người đi trước?

 

Tôi e rằng đúng như thế. C̣n bảo rằng “việc đào tạo giáo dục được coi trọng, được đầu tư nhiều hơn trước” th́ đó là xét về quy mô và số lượng, nhưng chất lượng th́ sao? Việc so “hơn kém” cũng tương đối thôi. Trước đây, thực ra nước ta cũng đă dịch rất ít. Trong điều kiện đó, có người dành cả đời để chỉ dịch một vài tác phẩm thật ưng ư, v́ say mê hay v́ trách nhiệm hơn là để kiếm sống. Ngày nay, với sự phát triển của thị trường, dịch sách đă thành một nghề, nhưng là nghề c̣n khá bạc bẽo nên chưa thu hút được những cây bút có thực tài chăng?

 

 

4.      Trong đội ngũ dịch giả hiện tại ở Việt Nam, thiếu nhất chính là những dịch giả về mảng khoa học kỹ thuật, công nghệ, triết học. Theo ông tại sao lại xảy ra thực tế này?

Phải chăng, đây là lĩnh vực quá khó nên khó có được những dịch giả tốt?

 

Vâng, đúng vậy. Đây là mảng sách đ̣i hỏi kiến thức chuyên ngành rất cao và cũng là nơi bộc lộ rơ nhất tŕnh độ của người dịch. Mặt khác, những người giỏi về khoa học kỹ thuật, công nghệ, họ kiếm sống dễ dàng và rất ít th́ giờ rảnh, mấy ai chịu khổ công dịch sách? C̣n trong triết học và khoa học xă hội, nhân văn, ai cũng muốn có công tŕnh riêng của ḿnh, ít ai muốn làm công việc nặng nhọc và không “vẻ vang” ǵ lắm là nhai lại “cặn bă” của cổ nhân và của người khác! Việc trước phải được giải quyết ở tầm mức chính sách quốc gia, đặc biệt trong định chế đại học và các viện nghiên cứu. Việc sau cũng thế, nhưng cần gắn liền với một nhận thức thành thật: dịch sách là có lợi trước hết cho bản thân ḿnh trên con đường học tập, nghiên cứu và, thêm vào đó, nếu không có sách dịch đầy đủ cho nhiều người cùng được đọc, được học và được thảo luận, cũng sẽ không có đời sống học thuật đúng nghĩa, bởi… “múa gậy vườn hoang” (không ai hiểu và không ai thẩm định được) th́ phỏng có ích ǵ?

 

 

5.      Theo ông, có những giải pháp nào để văn hồi t́nh trạng chất lượng dịch yếu ở phía các dịch giả?

 

Tôi cũng có suy nghĩ nhiều về việc này và đă nêu ư kiến trên vài tờ báo, nay xin nhắc lại:

Trong lĩnh vực triết học và khoa học xă hội và nhân văn (tôi chỉ đề cập đến lĩnh vực mà ḿnh có hiểu biết chút ít), nhu cầu về sách kinh điển, sách “đầu nguồn” được dịch ra tiếng Việt sẽ ngày càng lớn và cấp bách, song hành với sự cải cách tất yếu trong đại học: làm việc với văn bản gốc. Trừ ngành ngữ văn nước ngoài và một số chuyên đề thật đặc biệt có thể và buộc phải sử dụng văn bản bằng ngoại ngữ th́ nước nào cũng dạy và học bằng tiếng mẹ đẻ cả. Muốn vậy, đích thân giáo sư và sinh viên cấp cao học phải tự đảm đương lấy công việc dịch thuật, giới thiệu và chú giải sách đầu nguồn trên thế giới, xem đó là công tŕnh khoa học đích thực. Nên dành một tỉ lệ thích đáng các luận án thạc sĩ và tiến sĩ cho công việc này. Các nước như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan… đều làm như thế cả. Các nước phương Tây, sở dĩ trong thời gian tương đối ngắn, họ có khá đầy đủ các bản dịch kinh điển phương Đông là cũng bằng con đường đó, nhất là sử dụng ngay chất xám của sinh viên du học cấp cao học và tiến sĩ tại nước họ. Đó là con đường chắc chắn nhất (có kế hoạch và được thẩm định nghiêm ngặt của hội đồng giám khảo), ít tốn kém (v́ đó là luận án tốt nghiệp) và hầu như có nguồn lực tiếp nối vô tận. Làm như thế, về lâu dài, ta sẽ có một đội ngũ các chuyên gia thực sự trên nhiều lĩnh vực, đồng thời có các học giả-dịch giả đúng nghĩa. Đó phải là đội ngũ chủ lực, bên cạnh những dịch giả ở bên ngoài đại học. Muốn thế, phải chuẩn bị cho sinh viên ngay từ năm đầu tiên (rèn luyện tiếng Việt và nhiều ngoại ngữ cũng như định hướng nghiên cứu chuyên sâu). Thời gian 8-10 năm cho tới khi xong tiến sĩ tạm đủ để đào tạo căn bản cho một chuyên gia hay dịch giả trong tương lai.

 

 

6.      Thời gian qua, rất nhiều cuốn sách ra đời được coi là “thảm họa” của dịch thuật. Theo ông nguyên nhân dẫn tới chuyện đó là do người dịch thiếu trách nhiệm, thiếu kiến thức hay từ phía NXB không quan tâm đến công tác hiệu đính bản thảo, không chú ư tới việc so sánh giữa bản dịch với bản gốc?

 

Hỏi tức là đă trả lời! Theo tôi, trách nhiệm chính vẫn là ở Nhà xuất bản. Nhưng, làm sao Nhà xuất bản có được những biên tập viên có tŕnh độ thật cao khi lương bổng không tương xứng với độ khó và sự vất vả của công việc? Ở các nước, tác giả và dịch giả “sợ” các biên tập viên như… sợ cọp, v́ họ giỏi thật. Và rất khó tính.

 

 

7.      Hiện nay, nhiều NXB sử dụng phương pháp chia một cuốn sách thành nhiều phần và giao mỗi phần cho một dịch giả dịch nhằm nhanh chóng xuất bản sách. Ông đánh giá như thế nào về phương pháp làm việc đó?

 

Theo tôi, bản thân phương pháp ấy không có lỗi và cũng không phải là không phổ biến, ngay cả ở những nhà xuất bản hàng đầu trên thế giới. Xin nêu ngay hai ví dụ đang có trước mắt tôi: bản dịch sang tiếng Anh quyển [Tiểu] Lôgíc học của Hegel do ba dịch giả thực hiện: T. F. Geraets, W. A. Suchting và H. S. Harris (NXB Hackett Publishing Company, Indianapolis/Cambridge, 1991) và bản dịch sang tiếng Pháp quyển “Diễn ngôn triết học về Hiện đại” (nguyên tác tiếng Đức của J. Habermas) là của hai dịch giả Christian Bouchindhomme và Rainer Rochlitz, NXB Gallimard, 1988. Tôi cũng có chút ít kinh nghiệm bản thân về cách làm này: bản dịch quyển “Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản” của Max Weber do bốn anh em chúng tôi vừa hoàn thành, gồm Trần Hữu Quang (xă hội học), Nguyễn Nghị (văn hóa Kitô giáo), Nguyễn Tùng (dân tộc học) và tôi. (NXB Tri thức sắp xuất bản trong “Tủ sách Tinh hoa”). Đó là trường hợp khi tập thể dịch giả thấy cần hợp tác để bổ sung kiến thức cho nhau, có phân công nhưng đều thống nhất với nhau về phương pháp và thuật ngữ, có kiểm tra chéo chặt chẽ và giao cho một hay hai người có trách nhiệm rà soát lại toàn bộ bản dịch để đảm bảo sự chính xác về nội dung và sự thuần nhất về văn phong. Phương pháp ấy cũng có thể góp phần giúp đẩy nhanh tiến độ và xây dựng tinh thần hợp tác và t́nh bạn. C̣n lạm dụng phương pháp “teamwork” (“làm việc nhóm”) ấy v́ các mục đích thiển cận lại là chuyện khác! Ngày xưa, Ngài Tam Tạng cũng đă tổ chức dịch kinh Phật theo kiểu “tập thể”, nhưng cao siêu và hiệu quả biết bao!

 

 

8.      Nhiều ư kiến cho rằng, sau khi lớp dịch giả thế hệ trước như Cao Xuân Hạo, Thúy Toàn, Dương Tường… và thậm chí cả ông khi “ra đi” th́ sẽ thiếu những dịch giả tài năng đủ để thay thế và khó có thể hy vọng nhiều vào lớp dịch giả trẻ ngày nay. Ông nghĩ sao về chuyện này? Ông nhận xét thế nào về đội ngũ những dịch giả trẻ hiện nay tại Việt Nam?

 

Các cụ thường dạy: “Tre già măng mọc”. Lại có câu: “Thanh xuất ư lam nhi thắng ư lam, băng xuất ư thủy nhi hàn ư thủy” (màu xanh từ màu chàm mà ra, lại xanh hơn chàm; băng từ nước mà ra, lại lạnh hơn nước)! Đă bắt đầu thấy xuất hiện một thế hệ các nhà nghiên cứu trẻ đầy nhiệt huyết và có điều kiện thuận lợi hơn trước nhiều trong việc tiếp thu cái mới. Vả lại, ngay những bậc thiên tài đă “ra đi là mất luôn”, nhưng rồi, như Kant nhận xét, cũng sẽ có những thiên tài khác nối tiếp, huống hồ chỉ là những người ham học b́nh thường như chúng ta, không ai là không thể thay thế được. Có điều cần “tạo không khí” để các dịch giả trẻ thấy hứng thú và hăng hái làm việc. Ngạn ngữ Pháp cũng có câu: “Ai muốn đi xa, phải chuẩn bị yên cương!”. Một số cổ ngữ (văn ngôn Hán, Pali, Sancrit, Hy Lạp, Latinh…) và các sinh ngữ quan trọng (Đức, Pháp, Nga, Nhật…), “yên cương" c̣n lỏng lẻo lắm, điều này th́ đáng lo thật!

 

 

9.      Theo ông những bản dịch tồi có ảnh hưởng thế nào tới người tiếp nhận? Ông có cho rằng, các NXB hiện nay quá dễ dăi với những sai sót?. (Chẳng hạn những cuốn sách được xuất bản trước đây khi có lỗi đều có phần đính chính, nhưng hiện tại việc này không có).

 

Về trách nhiệm của NXB, tôi đă có phát biểu. Chỉ xin có vài suy nghĩ về “ảnh hưởng của những bản dịch tồi”: Thế nào là “tồi”? Trong văn chương, bản dịch tồi dễ nhận ra và chắc sẽ sớm bị đào thải. Trong học thuật, nếu “tồi” là chưa “đạt”, chưa “nhă” vẫn có thể tạm dùng được. Kỵ nhất là thiếu chữ “tín” (nghĩa là sai) hoặc quá tối tăm, khó hiểu. Trường hợp sau th́ không đọc được; trường hợp trước th́ di hại nặng nề, nhất là khi buộc phải trích dẫn trong công việc nghiên cứu. Ngay bản dịch của các bậc thầy cũng khó tránh khỏi mọi sai sót! Ở những bản dịch không “tồi” chút nào ấy, một sơ suất nhỏ, rất nhỏ, cũng có thể làm hỏng việc. Nhất là trong triết học, chữ nghĩa tinh vi và nghiêm mật lắm. Tôi xin đơn cử một ví dụ đang có trước mắt tôi, tuy hơi chuyên môn một chút. Trong quyển [Tiểu] Lôgíc học nói trên, Hegel viết mấy chữ… “nur vermittelts der anderen”, bản tiếng Anh (1991) của ba bậc thầy vừa kể dịch là… “only through the mediation of the other” (… “cái này chỉ thông qua sự trung giới của cái kia”). Tưởng thế là ổn, nhưng thật ra là… hỏng bét! So với bản dịch “xa xưa” (1873) của Wallace, ta thấy Wallace đă hết sức cẩn trọng khi dịch một cách nặng nề: “the one is only through the instrumentality of the other” (“cái này chỉ nhờ vào sự giúp đỡ của cái kia”), v́ Hegel nào có viết “… thông qua sự trung giới của cái kia” (durch die Vermittlung der anderen) đâu! Hăy h́nh dung một quyển sách nặng 1.000 gr, khổ 16x24cm, giá 100.000 đ (tức phương diện “lượng” của nó) và được in bằng giấy trắng, mực đen (phương diện “chất”). Mỗi cái (“Lượng" và “Chất” ấy) chỉ tồn tại “nhờ vào [sự giúp đỡ phương tiện của] cái kia” chứ đâu phải “thông qua sự trung giới của cái kia”! Khi nào bàn đến việc: quyển sách này ai viết; viết về đề tài ǵ; do tôi mượn hay tôi mua… th́ đấy mới là sự “trung giới”, v́ có sự tương quan mật thiết, nhưng lại thuộc lĩnh vực “bản chất” của quyển sách, chuyện hoàn toàn chưa bàn tới ở đây! V́ thế, khi dịch sang tiếng Pháp, người ta căi nhau măi mới đến chỗ thống nhất dịch tương tự như Wallace: “… l’une seulement moyenant l’autre” (chứ không phải: “par la médiation de l’autre”!). Đây không phải là chuyện chẻ sợi tóc làm tư, bởi v́ nội dung của cả một phần ba tác phẩm (tóm lược phép biện chứng của Hegel) phụ thuộc vào việc hiểu cho đúng một chữ ấy thôi! Kể chút chuyện góp vui để thấy rằng: người dịch cần phải biết e dè, sợ hăi như… “đang húp canh nóng, đi trên băng mỏng” khi cầm bút và người đọc nên khó tính v́ biết trân quư “nhất tự thiên kim” (một chữ ngh́n vàng)!

 

- Xin cám ơn ông!

 

 

Trả lời báo điện tử Vietnam Net

(Chiến thực hiện, 12.2007)

 




Lượt truy cập: 522276
Powered by EasyVN