Trang chủ
Hội đồng gia tộc
Quá trình phát triển của Bùi tộc Vĩnh Trinh
Từ đường ở quê nhà Vĩnh Trinh
Chi nhánh từ đường tại TP. Hồ chí Minh
Phổ hệ Bùi tộc Vĩnh Trinh
Tin tức gia tộc
Nhân vật
Thư viện ảnh
Video
Thông báo tin vui
Tin buồn
Tin vui
GẶP GỠ ĐẦU XUÂN

 

GẶP GỠ ĐẦU XUÂN

 

 

HĂY DÁM BIẾT

 

 

Nhân lễ ra mắt Quỹ dịch thuật Phan Chu Trinh do Liên hiệp các Hội KHKT VN chủ trương vào ngày 09.01.2007 tại Hà Nội, dịch giả Bùi Văn Nam Sơn, Việt kiều ở Đức, là người đầu tiên giành được giải thưởng “Tinh hoa giáo dục quốc tế” của Quỹ dịch thuật Phan Chu Trinh và Khoa Quốc Tế, Đại học quốc gia Hà Nội với bản dịch và chú giải tác phẩm “Phê phán lư tính thuần túy” của I. Kant, đại triết gia và đồng thời là nhà giáo dục lớn ở thế kỷ 18. Trong diễn từ nhận giải với nhan đề “Kant, nhà giáo dục”, ông đă phát xuất từ triết luận của Kant để soi rọi vào nền giáo dục nói chung và giáo dục nước nhà trong thời kỳ hội nhập. Ông mở đầu câu chuyện giáo dục với chúng tôi bằng câu của Kant: “Hăy dám biết!”.

 

 

·        Thưa ông, Hội đồng giám định về giải thưởng đă nhận định như thế nào về tác phẩm của I. Kant?

 

-         Tác phẩm trên của Kant được Hội đồng đánh giá cao ở tính chất đào luyện tâm hồn của nó và, nói chung, về tác giả I. Kant như một nhà giáo dục.

 

·        Kant là đại triết gia, giờ được xem như một nhà giáo dục, điều đó có thể xem như một phát hiện?

 

-         200 năm kể từ ngày Kant qua đời, bao thế hệ c̣n tranh căi với nhau về nhiều vấn đề trong triết học của ông, nhưng có lẽ h́nh ảnh nguyên vẹn đọng lại trong ḷng người đọc về Kant chính là: Kant, nhà giáo dục. Nói đến nhà giáo dục, ta thường h́nh dung ba h́nh ảnh quen thuộc: hoặc là một vị tôn sư, một bậc giáo chủ chiếm trọn trí óc, con tim của ta khiến ta tự nguyện làm người đệ tử trung thành. Hoặc đó là một nhà sư phạm chuyên nghiệp, đề ra cả một lư thuyết triết lư giáo dục có ảnh hưởng lớn đến nền giáo dục của một nước, một vùng văn hóa và kéo dài nhiều thế hệ. Nhưng cũng có khi là một nhân cách điển h́nh, chỉ thỉnh thoảng mới trực tiếp đề cập tới vấn đề giáo dục, nhưng cuộc đời và hành tŕnh tư tưởng của họ “bảo chứng” cho những lời nói ấy và có sức mạnh gợi hứng cho người đời sau. Theo cái nh́n hạn hẹp của tôi, đức Khổng Tử và I. Kant thuộc loại thứ ba này.

 

·        Ông có thể nói rơ hơn?

 

-         Đức Khổng Tử được tôn xưng là “mẫu người Thầy của muôn đời” nhưng các phát biểu trực tiếp của Ngài về giáo dục chỉ vỏn vẹn vài mươi câu, chẳng hạn như “Học nhi bất tư tắc vơng, tư nhi bất học tắc đăi”, nghĩa là, học mà không suy nghĩ ắt sẽ sai lầm; suy nghĩ mà không học ắt sẽ mệt mỏi, rối trí, không mang lại kết quả ǵ. Ngài chủ trương sự cân đối giữa việc học và việc độc lập suy nghĩ. Kant cũng vậy, nếu tập hợp những câu nói trực tiếp của ông về giáo dục, chúng cũng không nhiều lắm nhưng ta có thể t́m thấy ư nghĩa cao thâm của chúng trong quan niệm của ông về giáo dục như là “con đường của sự khai sáng”. Nó cần cả hai điều kiện: học vấn, tức khoa học v́ “khoa học là khung cửa hẹp dẫn đến sự hiền minh” và tinh thần dũng cảm của óc độc lập suy nghĩ.

 

·        Các quan niệm ấy có thể được áp dụng như thế nào vào nền giáo dục hiện nay ở nước ta?

 

-         Kant định nghĩa sự khai sáng là việc con người đi ra khỏi t́nh trạng không trưởng thành của chính ḿnh. V́ thế, khẩu hiệu của nó là “hăy dám biết!”. Điều này vừa có nghĩa là dám xông vào những lĩnh vực mới mẻ để tăng tiến sự hiểu biết, vừa có nghĩa là dám nh́n thẳng vào sự thật để thấy rơ những yếu kém, lạc hậu của ḿnh hầu nhanh chóng sửa chữa.

 

·        Đây quả là thách thức lớn của chúng ta trên bước đường hội nhập?

 

-         Tôi cũng nghĩ vậy.

 

·        Theo ông, ta phải cải cách thế nào để rút ngắn khoảng cách tụt hậu khi hội nhập với nền giáo dục thế giới?

 

-         Tôi xin trở lại với một vài nguyên lư của Kant để ta cùng suy ngẫm. Trước hết, ông bảo: “người học tṛ không học những tư tưởng mà học tư duy”… Vậy là, chúng ta phải thay đổi phương pháp dạy và học để làm sao cho học sinh phải “học tư duy” chứ đừng “thầy đọc tṛ chép”, nhất là ở cấp đại học. Không đổi mới phương pháp giảng dạy th́ chẳng bao giờ mở rộng được năng lực suy nghĩ và sáng tạo của người học. Họ cứ tưởng rằng đă có sẵn cái kho kiến thức đă hoàn tất, v́ thế ngộ nhận về khoa học. Kant gọi đó là sự “lạm dụng chức trách sư phạm” của người dạy. Thứ hai, ông phân biệt giữa triết học (hay khoa học) “trường ốc” và triết học “toàn hoàn vũ”. Triết học trường ốc chỉ nhằm đưa ra các quy tắc sử dụng lư tính cho bất kỳ mục đích nào nhằm mang lại kỹ năng, tài khéo chứ không cần biết kiến thức ấy đóng góp ǵ vào lư tính con người và hạnh phúc của nhân loại. C̣n triết học “toàn hoàn vũ” là khoa học về cứu cánh chung, duy nhất của con người. Vậy, ta cần làm cho người học có kiến thức liên ngành thật tốt, mở rộng chân trời suy nghĩ và cảm thụ để xứng đáng là người “công dân của thế giới” v́ những mục tiêu cao cả chứ không chỉ v́ lợi ích nhỏ hẹp của bản thân. Nói cách khác, đó là xây dựng một mẫu người trí thức chân chính.

 

Để hội nhập sâu với thế giới, nền giáo dục của nước ta c̣n rất nhiều việc phải làm. Nhưng trên hết và trước hết, cần có phương châm triết lư giáo dục nhân bản và khai phóng làm nền móng cho những cải cách quyết liệt. Bên cạnh đó, cần khẩn trương du nhập những kiến thức và thành tựu mới mẻ của thế giới, mà một trong các phương cách hiệu nghiệm nhất là nỗ lực dịch thuật, giới thiệu có hệ thống kho tàng “tinh hoa tri thức thế giới” nhằm nhanh chóng rút ngắn khoảng cách về tri thức giữa nước ta và thế giới. Đó cũng là mục đích của “Quỹ dịch thuật Phan Chu Trinh”, đang được đông đảo trí thức Việt Nam trong và ngoài nước quan tâm và ủng hộ.

 

·        Xin cảm ơn ông.

 

 

Báo Đại Đoàn Kết, Đăng Ngọc thực hiện, tháng 01.2007




Lượt truy cập: 522222
Powered by EasyVN