Trang chủ
Hội đồng gia tộc
Quá trình phát triển của Bùi tộc Vĩnh Trinh
Từ đường ở quê nhà Vĩnh Trinh
Chi nhánh từ đường tại TP. Hồ chí Minh
Phổ hệ Bùi tộc Vĩnh Trinh
Tin tức gia tộc
Nhân vật
Thư viện ảnh
Video
Thông báo tin vui
Tin buồn
Tin vui

                     

 

J. J. ROUSSEAU

VÀ SỨ MỆNH GIÁO DỤC

 

Bùi Văn Nam Sơn

 

“Ta có thể trở thành một quan chức, một doanh nhân, một người theo đuổi binh nghiệp… Nhưng, không một h́nh ảnh nào trong số đó được phép trở thành một mục tiêu “chính đáng” của giáo dục cả. Bởi, theo Rousseau, con người chỉ có một “nghề” duy nhất được phép học: LÀM NGƯỜI”…

 

Câu hỏi về mục tiêu của giáo dục, và, cao hơn nữa, về sứ mệnh của giáo dục: đơn thuần “cung ứng nhân lực” theo yêu cầu xă hội hoặc đào tạo “nhân cách” để làm chủ xă hội?, đă được J. J Rousseau nên lên từ 250 năm trước và c̣n đầy tính thời sự khi ta thấy những kẻ đang gây nên những thảm họa môi trường, kinh tế-tài chính, xă hội… (ở phạm vi quốc gia cũng như quốc tế) không hẳn thiếu kiến thức, mà có lẽ nơi họ thiếu một điều ǵ đó sâu xa hơn. Việc học tập suốt đời để nâng cao các kỹ năng chuyên môn hay để bổ sung, cân đối cho nhiều nhu cầu đa dạng của tâm hồn khi đă trưởng thành không thể thay thế, hay đúng hơn, chỉ mang lại ích lợi thực sự từ một nền tảng giáo dục đúng đắn ngay từ thời thơ ấu. Rousseau gọi đó là nền giáo dục “nhân bản và khai phóng” trong tác phẩm kinh điển lừng danh: “Émile hay là về giáo dục” (do Lê Hồng Sâm, Trần Quốc Dương dịch, NXB Tri thức, 2008). Xin trích vài đoạn từ Lời giới thiệu của Bùi Văn Nam Sơn cho dịch phẩm giá trị này:

 

Trong Emile hay là về giáo dục, thông qua câu chuyện giả tưởng về cậu bé Emile được người thầy giáo dục từ lúc mới chào đời cho đến khi lập gia đ́nh và trở thành “người công dân lư tưởng” thông qua năm giai đoạn đào tạo, Rouseau phác họa một triết lư và phương pháp giáo dục giúp cho “con người tự nhiên” (được ông phác họa trong Khế ước xă hội) có đủ sức khỏe thể chất và nghị lực tinh thần để đương đầu với những thử thách trong cuộc đời. Sau Cộng ḥa, quyển VIII của Platon, đây là công tŕnh hoàn chỉnh đầu tiên về triết lư giáo dục ở phương Tây.

 

Đến với Rousseau là đến với trung tâm của bước ngoặt thời đại giữa “trật tự cũ” và “trật tự mới”. Do đó, ông không chỉ là nhà lư luận xă hội mà c̣n là nhà lư luận giáo dục; và việc ông là cả hai, đồng thời có ảnh hưởng sâu đậm ngang nhau trên hai lĩnh vực cho thấy mối liên kết nội tại chặt chẽ giữa những biến chuyển xă hội ở thế kỷ XVIII ở Châu Âu và việc ra đời nền tân-giáo dục.

 

Vượt qua khoảng cách 250 năm, tưởng như Rousseau là người sống cùng thời với chúng ta, đang chia sẻ những nỗi lo âu và bất b́nh của những người vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của một nền giáo dục đang phạm nhiều sai lầm từ cơ sở triết lư, cách thiết kế cho đến phương pháp sư phạm với mọi hậu quả đáng sợ cho phụ huynh lẫn con cái (…)

 

Thiếu các nguyên lư giáo dục đúng đắn dẫn đạo, ta chỉ tạo ra những con người “được gia công”, vừa được nuông chiều quá đáng trong ṿng tay cha mẹ, vừa bị kiềm tỏa đủ kiểu duới mái nhà trường: “Những ư tưởng đầu tiên của trẻ là những ư tưởng về quyền lực và khuất phục! Nó hạ lệnh trước khi biết nói, nó vâng theo trước khi có thể hành động, và đôi khi người ta trừng phạt nó trước khi nó có thể biết lỗi, hoặc nói đúng hơn là có thể phạm lỗi. Như vậy là người ta sớm rót vào trái tim non nớt của nó những đam mê mà sau đó người ta quy tội cho tự nhiên, và sau khi đă nhọc công làm nó thành tai ác, người ta lại phàn nàn v́ thấy nó tai ác!”. Sản phẩm tất yếu của một nền giáo dục áp đặt như thế thật đáng sợ: … “vừa là nô lệ vừa là bạo chúa, đầy kiến thức và thiếu lương tri, yếu đuối bạc nhược về thể chất cũng như tâm hồn, và bị quẳng vào xă hội”…

 

Rousseau tŕnh bày rơ các ư định của ḿnh: “Quyển sách của tôi là nhằm ngăn không cho con người trở thành tai ác (…) Tôi gọi đó là nền giáo dục pḥng vệ (negative) như là nền giáo dục tốt nhất hay thậm chí là duy nhất tốt lành (…) Nền giáo dục chủ động (positive) là nhằm đào tạo tinh thần quá sớm và muốn bắt trẻ em phải biết những nghĩa vụ của người lớn. C̣n nền giáo dục pḥng vệ là làm cho các cơ quan – phương tiện của nhận thức – được tinh tường trước khi mang lại nhận thức cho chúng. Nền giáo dục pḥng vệ không phải là phóng đăng. Nó không mang lại đức hạnh, nhưng ngăn chặn tội lỗi; nó không phô trương chân lư mà ngăn chặn sai lầm. Nó chuẩn bị tất cả cho trẻ con để chúng có thể nhận thức được cái Chân khi đủ năng lực thấu hiểu, và cái Thiện khi có thể biết ái mộ”.

 

Do đó, nếu bản thân con người chỉ có thể tự giải phóng khỏi những ǵ do chính ḿnh gây ra, th́ cũng chỉ bản thân con người mới có thể bảo tồn được cái “thiên chân” của ḿnh. Chính ở đây, Rousseau đụng chạm đến vấn đề hết sức cơ bản: sứ mệnh hay cương lĩnh giáo dục. Trái với quan niệm thông thường xưa nay xem sứ mệnh của giáo dục đối với xă hội sẽ quyết định sứ mệnh của giáo dục đối với người học, có nghĩa là giáo dục phải chuẩn bị cho người học gia nhập vào một xă hội nhất định nào đó để phục vụ, duy tŕ và phát triển xă hội ấy, Rousseau chủ trương khác hẳn: sứ mệnh của giáo dục không phải là đào tạo con người cho xă hội, mà là làm cho cái “thiên chân” trong con người có thể được phát huy tối đa.

 

Rousseau không chỉ chống lại một nền giáo dục phục vụ cho xă hội hiện có mà c̣n chống lại bất kỳ nền giáo dục nào tuân phục xă hội và đào tạo con người theo những lợi ích của một xă hội nhất định. V́ lẽ bao lâu người thanh thiếu niên chỉ quan tâm đến những ǵ xă hội hay người khác chờ đợi nơi chính ḿnh để lấy đó làm định hướng th́ bắt đầu có sự xuyên tạc và trá ngụy. Thay v́ t́m cách thích ứng với xă hội, họ cần có điều kiện để trở nên trung thực với chính ḿnh, nghĩa là, sống theo bản tính tự nhiên và tiến tŕnh phát triển nội tại của nó. Theo cách nói ngày nay, chỉ có như thế họ mới trưởng thành và trở nên những nhân cách mạnh mẽ để về sau có thể tự khẳng định ḿnh trước những thách thức và đ̣i hỏi của xă hội cũng như hành xử với xă hội dựa theo sự xác tín của một lư tính đă được phát triển. Quan niệm triệt để này về sứ mạng giáo dục sẽ dẫn đến phương pháp và mục tiêu mới về chất của giáo dục: đào tạo CON NGƯỜI với tư cách là tác nhân cải tạo xă hội chứ không chỉ là nhân tố tái tạo xă hội.

 

Từ đó, Rousseau xác định mục tiêu của giáo dục. Emile có thể trở thành một quan chức, một thương nhân, một người theo đuổi binh nghiệp… Nhưng, không có một h́nh ảnh nào trong số đó được phép trở thành một mục tiêu chính đáng của giáo dục cả. Bởi, theo ông, con người chỉ có một “nghề” duy nhất được phép học: LÀM NGƯỜI: “trong trật tự tự nhiên, nơi mọi người đều b́nh đẳng, th́ làm người là nghề nghiệp chung của họ. Và hễ ai đă được giáo dục để làm người, ắt không thể thất bại trong việc hoàn thành mọi nhiệm vụ đặt ra cho ḿnh. (…) Sống, chính là nghề nghiệp mà tôi muốn dạy cho học tṛ ḿnh. Ra khỏi ṿng tay của tôi, học tṛ tôi sẽ không phải là quan chức, không phải là người lính, không phải là tu sĩ; nó trước hết sẽ thành người".

 

Vậy, kỳ cùng, cương lĩnh giáo dục pḥng vệ của Rousseau tuyệt nhiên không nhắm đến mục tiêu là một cuộc sống quy ngă và phi-xă hội (cũng như khẩu hiệu “trở về với tự nhiên” – được gán cho Rousseau! – không có nghĩa là quay về sống trong rừng rậm!) mà chính là một h́nh thức mới của tính xă hội không được h́nh thành từ sự phục tùng mà từ một sự liên đới tự nguyện của những con người b́nh đẳng: một xă hội “nhân bản”. Thậm chí Rousseau c̣n xem đó là nghĩa vụ: sống bên ngoài xă hội, con người không chịu trách nhiệm với ai cả và có quyền sống theo ư thích, c̣n trong xă hội, là nơi tất yếu phải sống trên lưng người khác, con người mang nợ người khác v́ miếng cơm của ḿnh – không có ngoại lệ. V́ thế, lao động là nghĩa vụ không thể thoái thác đối với con người sống trong xă hội. Dù giàu hay nghèo, dù khỏe hay yếu, bất kỳ một công dân nhàn rỗi nào cũng đều là một tên lừa đảo!

 

“Món nợ” này là món nợ tự ḿnh cảm nhận và phát hiện. “Trả nợ xă hội” không phải là nhiệm vụ do người khác đặt ra, buộc ta phải vâng lời mà là nghĩa vụ của con người trước chính ḿnh, trước những “điều kiện khả thể” để có thể làm người. Món nợ ấy không thể thanh thỏa bằng cách nào khác hơn là tự hiến dâng chính ḿnh: con người và con người-công dân không có ǵ để hiến dâng cho xă hội ngoài chính bản thân ḿnh… Ai nhàn nhă hưởng thụ công sức của kẻ khác, trước mắt Rousseau, là kẻ cắp, là tên cướp cạn.

 

Những câu văn cháy bỏng của Rousseau không chỉ nhắm vào tầng lớp quư tộc ăn bám đương thời mà c̣n là lời cải chính đanh thép trước nhiều ngộ nhận khác nhau đối với ông.

 

Học thuyết về giáo dục của Rousseau hoàn toàn không phải là một chủ thuyết “vô-chính phủ tùy tiện” hay “chống-quyền uy” như cách hiểu vội vă. Rousseau chống lại chủ trương “sùng bái” xă hội và công cụ hóa giáo dục trong quan niệm thô thiển về vai tṛ quyết định của xă hội trong việc giáo dục con người, đồng thời cũng xa lạ với sự đối lập triệt để giữa “con người" và “người công dân” trong xă hội. Xă hội hóa như là h́nh thức và cơ hội cho việc cá nhân hóa là thách thức của ông. Kiến tạo nên một thế giới thích hợp là nhiệm vụ sư phạm nặng nề, không bỏ quên “bản tính tự nhiên” của con người, đồng thời không xem nhẹ những khả thể lẫn những trở lực do xă hội mang lại. Cả hai đều là các thước đo cho một phương châm đúng đắn về giáo dục, v́, xét đến cùng, con người không phải là “đối tượng” mà là “chủ thể” của xă hội và giáo dục. Thử hỏi những giá trị mà một h́nh thái xă hội nhất định muốn giáo dục cho con người từ đâu mà ra, nếu không phải xuất phát từ chính nhận thức của những con người tự do đă muốn cải tạo xă hội cũ trước đó? (…)


SÁCH           Bùi Văn Nam Sơn

 

Bách khoa thư các Khoa học triết học I

 

 

Vào các thập niên đầu thế kỷ XX, Frege và Husserl đả kích thuyết duy tâm-lư-học (Psychologismus) trong Lôgíc học – cũng là vấn đề trung tâm của Hegel – nhưng không thèm nhắc đến tên Hegel và càng không quy chiếu đến công tŕnh Khoa học Lôgíc. Không khí “chống Hegel” từ nửa sau thế kỷ XIX vẫn c̣n tiếp tục cho đến giữa thế kỷ XX ở Âu Mỹ. Nhưng hiện nay, t́nh h́nh đă đổi khác. Lôgíc học trở thành trung tâm của việc nghiên cứu về Hegel, và chính trong bối cảnh các cuộc thảo luận của triết học đương đại về ngôn ngữ đă khiến cách đặt vấn đề của Hegel trở nên lư thú: những phạm trù trong tư duy và lời nói của ta là bất tất hoặc tuân theo một “tính lôgíc” nội tại, vượt lên khỏi những dị biệt về văn hóa và lịch sử? Một văn bản tưởng đă trở thành quá khứ nay tỏ ra vẫn c̣n tính thời sự, và lập trường kiên quyết của Hegel buộc ta phải t́m hiểu ông một cách trung thực, để, nếu muốn bày tỏ ư kiến tán thành hoặc phản đối, đều phải có “nỗ lực và sư kiên nhẫn của Khái niệm”.

 

Dù nh́n từ viễn tượng nào, điều đáng ghi nhận nơi Hegel và chủ nghĩa duy tâm Đức nói chung vẫn là việc xác định nhiệm vụ của triết học (và từ đó, tạo nên hứng thú bền lâu đối với triết học): triết học là nỗ lực làm việc cho sự giải phóng của tư duy và cả của hành động thực tiễn của con người. Cả hai gắn liền chặt chẽ với nhau: không thể có một thực tiễn tự do nếu không có tư duy tự do cũng như không có một tư duy tự do nào lại không mang lại hiệu quả thực tiễn. Triết học – như là “ngữ pháp” và “không gian cộng hưởng” của Tự do – là ch́a khóa cho một thế giới nhân đạo đích thực và không bị tha hóa. Không có “ngữ pháp” và “không gian” này, ta vẫn có một thế giới nhưng đó là thế giới xa lạ, không được thấu hiểu, không được khai phá, nghĩa là, một thế giới không phải là nơi con người có thể cư ngụ như “trong-nhà-của-chính-ḿnh”. Không ai chờ đợi sự tiêu biến dễ dàng của sự không-tự do, nhưng quả là cần có một lao động bền bỉ nơi “vương quốc của Tự do”: sự tự trị của tư duy và hành động là một tiến tŕnh sở đắc liên tục để không tự biến ḿnh thành đồ vật, thành bầy đàn. V́ thế, “số phận” của con người phụ thuộc không ít vào những phạm trù và cấp độ phạm trù mà con người tư duy. Nhại theo một cách nói, có thể bảo rằng: “hăy cho tôi biết bạn suy nghĩ bằng những phạm trù nào, tôi sẽ nói bạn là người như thế nào”, bởi phạm trù vươn xa đến đâu, Tự do của con người cũng vươn xa đến đấy. Và đó chính là giá trị bất hủ của triết học duy tâm Đức từ Kant đến Hegel, hiểu như là nền triết học về phạm trù và phê phán phạm trù, và do đó, cũng tức là nền triết học về sự Tự do.

 

                                                                                    BVNS (trích: Mấy lời giới thiệu và lưu ư của người dịch).

 

 

(Doanh nhân Sài G̣n Cuối tháng, 10.2008)




Lượt truy cập: 522287
Powered by EasyVN