Trang chủ
Hội đồng gia tộc
Quá trình phát triển của Bùi tộc Vĩnh Trinh
Từ đường ở quê nhà Vĩnh Trinh
Chi nhánh từ đường tại TP. Hồ chí Minh
Phổ hệ Bùi tộc Vĩnh Trinh
Tin tức gia tộc
Nhân vật
Thư viện ảnh
Video
Thông báo tin vui
Tin buồn
Tin vui
Lời giới thiệu

MAX WEBER và

“Tinh thần của chủ nghĩa tư bản”

                                                           Bùi Văn Nam Sơn

          Trần Hữu Quang

 

Quyển Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản (1904-1905) của Max Weber, một trong những ông tổ của ngành xă hội học, đă được dịch ra trên 20 thứ tiếng, và cho đến nay có lẽ là quyển được đọc và thảo luận nhiều nhất trong ngành xă hội học.

Đâu là nguồn gốc ra đời của chủ nghĩa tư bản cận đại ở châu Âu ? Thế nào là “tinh thần” của chủ nghĩa tư bản ? Cần hiểu thế nào về mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa ? Đấy chỉ là một vài trong số nhiều vấn đề mà Max Weber cố gắng đưa ra lời lư giải trong công tŕnh này. Quyển sách cũng gợi ra nhiều câu hỏi bổ ích về tác động thúc đẩy hoặc cản trở của những động lực văn hóa-tinh thần trong bài toán phát triển ở từng “nền văn hóa”, từng quốc gia trong thế giới hiện đại, nhất là những nước đang phát triển như nước ta. Xin trích đăng vài đoạn trong “Lời giới thiệu” của Bùi Văn Nam Sơn và Trần Hữu Quang thay mặt nhóm dịch giả gồm bốn người: Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu Quang (NXB Tri thức, 2008):

            Trong số các trước tác của Weber, chính quyển này đă làm cho giới nghiên cứu hao tốn nhiều giấy mực nhất kể từ khi xuất bản lần đầu cho tới ngày nay. Max Weber có lẽ là một trong số rất ít tác giả xă hội học, nếu không muốn nói là người duy nhất, đă coi các nhân tố tôn giáo như có vai tṛ đặc biệt quan trọng trong sự h́nh thành của các nền văn minh và đặc biệt là trong sự ra đời của tư duy duy lư Tây phương. Trong những công tŕnh nghiên cứu khác về các tôn giáo lớn trên thế giới như Do Thái giáo cổ đại, Lăo giáo, Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo (mà ông bắt đầu nghiên cứu kể từ năm 1911), ông đă t́m cách xác định vai tṛ của các nền văn hóa tôn giáo và các nền đạo đức tôn giáo với tư cách là những nhân tố thúc đẩy hay ḱm hăm sự phát triển của nền văn minh công nghiệp tư bản chủ nghĩa cận đại.

            Người ta có thể đồng ư hay không đồng ư với giả thuyết của ông về vai tṛ chủ yếu của nền đạo đức khổ hạnh Tin lành trong sự sinh thành của tư duy duy lư tư bản chủ nghĩa Tây phương, nhưng đáng chú ư là trong lịch sử khoa học xă hội hiện đại, hiếm có luận đề nào gây ra những cuộc tranh căi sôi nổi kéo dài hơn một thế kỷ và cho đến nay vẫn c̣n kích thích mở ra nhiều cuộc nghiên cứu mới.

            Xét về mặt nào đó, có thể nhận định rằng toàn bộ các công tŕnh của Max Weber đều mang thao thức về vấn đề nguồn gốc của chủ nghĩa tư bản : tại sao và làm thế nào mà cuối cùng chủ nghĩa tư bản đă được xác lập không chỉ như một mô h́nh ứng xử kinh tế thống trị, thậm chí duy nhất, mà nh́n chung c̣n là một mô h́nh văn hóa ghi dấu ấn lên trên toàn bộ các lĩnh vực đời sống xă hội, tinh thần cũng như vật chất ở châu Âu cận đại và đương đại ?

            Đề cập tới chủ nghĩa tư bản xét như là “sức mạnh mang tính chất quyết định nhất trong đời sống hiện đại của chúng ta” (tức là ở các xă hội Âu châu), Max Weber nhấn mạnh rằng, trái ngược với quan niệm ngộ nhận thông thường, chủ nghĩa tư bản hoàn toàn không phải là hệ quả của ḷng hám lợi hay máu tham tiền vốn là những hiện tượng mà người ta có thể bắt gặp ở bất cứ xă hội nào vào bất cứ thời đại nào. Ông viết : “ ‘Ham muốn chiếm hữu’, ham muốn ‘chạy theo doanh lợi’, chạy theo tiền bạc, càng nhiều tiền càng tốt, tự chúng không có liên quan ǵ tới chủ nghĩa tư bản. Ham muốn ấy đă từng tồn tại và đang tồn tại nơi những người hầu bàn, người bác sĩ, người đánh xe ngựa, người nghệ sĩ, người đàn bà lẳng lơ, người công chức tham ô nhũng lạm, người lính, kẻ trộm cắp, kẻ viễn chinh, kẻ cờ bạc, kẻ ăn mày. (…) Ḷng hám lợi vô độ không hề giống chút nào với chủ nghĩa tư bản, và lại càng không mảy may liên quan ǵ tới ‘tinh thần’ của nó”.

            Ngược lại, chủ nghĩa tư bản, theo Weber, “chính là sự chế ngự, hay chí ít là sự điều tiết bằng lư tính, cái bản năng phi lư tính ấy”.

             Weber h́nh dung chủ nghĩa tư bản như sự hiện diện và sự hoạt động của những doanh nghiệp mang mục đích làm ra lợi nhuận tối đa và có lối tổ chức thuần lư đối với lao động và sản xuất. Ông viết : “Thật vậy, chủ nghĩa tư bản đồng nghĩa với việc đi t́m lợi nhuận trong những doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa liên tục và thuần lư : đi t́m một lợi nhuận luôn luôn tái sinh, đi t́m ‘tính sinh lợi’. V́ nó buộc phải như thế. Khi mà toàn bộ nền kinh tế nằm trong trật tự tư bản chủ nghĩa, th́ bất cứ một doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa riêng lẻ nào không tự định hướng ḿnh theo mục tiêu đạt được tính sinh lợi th́ chỉ có nước tiêu vong”.

            Bên cạnh việc nh́n nhận vai tṛ quan trọng của những yếu tố như thị trường và kỹ thuật, Max Weber c̣n đặc biệt nhấn mạnh tới vai tṛ cũng như quá tŕnh lư tính hóa của luật pháp và của bộ máy hành chính. Ông viết : “Cấu trúc thuần lư của luật pháp và của bộ máy hành chính lẽ tất nhiên là điều quan trọng. Thật vậy, chủ nghĩa tư bản doanh nghiệp thuần lư hiện đại đ̣i hỏi phải có sự tiên liệu có tính toán, không chỉ về mặt kỹ thuật sản xuất, mà cả về mặt luật pháp, cũng như một bộ máy hành chính với những qui tắc h́nh thức rơ ràng. Không có những yếu tố này, th́ chắc chắn sẽ chỉ có thể nảy sinh thứ chủ nghĩa tư bản phiêu lưu và thương mại đầu cơ, cũng như đủ mọi loại chủ nghĩa tư bản chịu sự chi phối của chính trị, chứ không thể nảy sinh loại h́nh doanh nghiệp thuần lư được điều khiển bởi sự chủ động của cá nhân với một số vốn thường trực và sự tiên liệu vững chắc”.

            Weber đặt ra một câu hỏi mấu chốt trong lối đặt vấn đề của ông là tại sao các quá tŕnh đặc trưng của chủ nghĩa tư bản Âu châu cận đại chỉ xảy ra ở châu Âu, chứ không xảy ra ở các nền văn hóa khác : “Tại sao các lợi ích tư bản chủ nghĩa ở Trung Hoa hay ở Ấn Độ đă không làm giống như thế ? Tại sao ở đó sự phát triển khoa học, nghệ thuật, chính trị lẫn kinh tế đều không lèo lái theo các con đường lư tính hóa vốn là đặc trưng riêng của Tây phương ?

            Từ đó Weber đề cập tới giả thuyết khoa học chính của ḿnh : “(…) nếu tư duy duy lư kinh tế, trong sự ra đời của nó, phụ thuộc vào nền kỹ thuật thuần lư và luậ̣t pháp thuần lư, th́ nó cũng phụ thuộc nói chung vào năng lực và tâm thế của con người khi họ chọn những lối sống thuần lư nào đó trong thực tế. Khi lối sống này vấp phải những ḱm hăm về tinh thần, th́ sự phát triển của ứng xử kinh tế thuần lư cũng sẽ gặp phải những trở lực nội tâm nặng nề”. Điều đáng chú ư ở đây là Weber đề cập tới những con người cá thể và “lối sống” cũng như “tâm thế” của những con người ấy với tư cách là một trong những nhân tố quan trọng cần nghiên cứu nhằm góp phần giải thích sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

            (…) Ở đây, để hiểu rơ hơn ư tưởng của Weber, chúng ta có thể đọc thêm đoạn văn sau đây trong một công tŕnh khác của ông, khi ông so sánh giáo thuyết Puritanist (Thanh giáo) ở châu Âu với tư tưởng Nho giáo ở Trung Hoa : “Sự đối lập giữa [tâm thế] Nho giáo và [tâm thế] Puritanist cũng làm cho chúng ta hiểu rằng sự tiết độ và óc tiết kiệm, kết hợp với 'ham muốn doanh lợi' và 'óc quí trọng của cải' c̣n lâu mới có thể đại diện hay có thể làm nảy sinh được 'tinh thần tư bản chủ nghĩa'. Nhà Nho điển h́nh chi tiêu những khoản tiết kiệm ấy lẫn những khoản tiết kiệm của gia đ́nh để có được một nền học thức, để dùi mài kinh sử nhằm trải qua các kỳ thi và nhờ đó đảm bảo cho ḿnh cơ sở xă hội của một cuộc sống giàu sang. Người tín đồ Puritanist điển h́nh kiếm được nhiều tiền, tiêu xài ít, và do bị thúc bách phải tiết kiệm bởi tư tưởng khổ hạnh, nên tái đầu tư các khoản lợi nhuận của ḿnh dưới h́nh thức tư bản vào các doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa thuần lư. 'Tư duy duy lư' – và đây là bài học thứ hai đối với chúng ta – chi phối cả hai nền đạo đức ấy. Nhưng chỉ có nền đạo đức duy lư của phái Puritanist, vốn hướng đến một đời sau, mới dẫn đến chỗ h́nh thành một tư duy duy lư kinh tế ở ngay trong đời này với tất cả những hệ quả cuối cùng của nó, chính là bởi v́ lao động trong thế gian này đối với nó chỉ là biểu hiện sự theo đuổi một mục tiêu siêu việt. (…) Tư duy duy lư Nho giáo hàm nghĩa là một sự thích nghi duy lư với thế gian ; c̣n tư duy duy lư Puritanist là một sự làm chủ duy lư đối với thế gian”. Theo Weber, sở dĩ ở Trung Hoa trước đây không phát triển được chủ nghĩa tư bản là do thiếu những điều kiện và tâm thế thuận lợi cho quá tŕnh này, hay nói chính xác hơn là do khuôn khổ quá cứng nhắc và tù đọng của các nghi thức và tập tục, nói khác đi là do xu hướng bảo thủ của tư tưởng Nho giáo.

            Vậy, theo Talcott Parsons, khái niệm “tinh thần của chủ nghĩa tư bản” – một cụm từ đặc trưng mà Weber sử dụng thường xuyên – không phải chỉ nói về sự chiếm hữu hay hành động chiếm hữu đơn thuần như nhiều tác giả thường lầm tưởng, mà trước hết và chủ yếu bao hàm “tính lư tính” hay tư duy lư tính – hiểu như là một tâm thế mở luôn hướng đến những cách giải quyết vấn đề mới, đối lập với óc thủ cựu; một thái độ tận tâm và chuyên cần đối với công việc v́ chính công việc chứ không v́ mục đích nào khác, thái độ mà Weber diễn giải trong một khái niệm kép là nghề nghiệp-thiên chức (Beruf trong tiếng Đức, hay calling trong tiếng Anh):

            “Một trong các bộ phận cấu thành của tinh thần tư bản chủ nghĩa hiện đại, và không chỉ của tinh thần này, mà cả của chính nền văn hóa hiện đại, tức là lối sống thuần lư dựa trên ư tưởng nghề nghiệp-thiên chức (Beruf), đă được phát sinh từ tinh thần của nền khổ hạnh Ki-tô giáo – đó chính là điều mà các tŕnh bày của chúng tôi muốn chứng minh”.

 

(Doanh nhân Sài G̣n Cuối tháng, 09.2008)




Lượt truy cập: 522221
Powered by EasyVN