Trang chủ
Hội đồng gia tộc
Quá trình phát triển của Bùi tộc Vĩnh Trinh
Từ đường ở quê nhà Vĩnh Trinh
Chi nhánh từ đường tại TP. Hồ chí Minh
Phổ hệ Bùi tộc Vĩnh Trinh
Tin tức gia tộc
Nhân vật
Thư viện ảnh
Video
Thông báo tin vui
Tin buồn
Tin vui
2

Bùi Văn Nam Sơn

VÀI NÉT VỀ BÙI GIÁNG

(Đôi lời tiếp dẫn)(*)

 

Ngô dữ Điểm dă                                                                                                    

Khổng Tử

 

Viết đôi lời hay nhiều lời về Bùi Giáng không bằng đọc Bùi Giáng. Đọc Bùi Giáng không bằng giao du với Bùi Giáng. Giao du với Bùi Giáng không bằng sống như Bùi Giáng. Mà sống như Bùi Giáng th́ thật vui mà thật khó vậy.

Hiếm có tác giả nào mà khi ta đọc đôi câu cũng có thể cảm thụ được cái tinh thể của toàn bộ văn nghiệp đồ sộ, nh́n một hành vi mà thấy được phong độ dị thường của cả b́nh sinh. Một giọt nước mang cả lượng hải hàm của đại dương, nói như nhà Phật. Các bậc thâm trầm ngày xưa gọi đó là Mở cửa thấy núi, một khí xuyên suốt (Khai môn kiến sơn, nhất khí quán hạ), Phương Tây bảo rằng Văn là Người. Quả ở đây, Người trở thành Văn, Văn với Người không hai.

Anh Giáng là sao Văn Khúc “hạ giáng” vào cửa họ Bùi ta chăng? Là một Thi Quỉ hay Thi Tiên có một không hai trong nền Văn Dân tộc? Là một bậc La Hán tự phát nguyện trở thành xác thịt để khóc cười an ủi chúng sinh? Khen hay chê, thích hay không, Anh vẫn thuộc vào loại thiên tài không định nghĩa được (génie indéfinissable) làm bằng một thứ nguyên liệu rất hiếm, là một giống chim lạ rất dễ tuyệt chủng mà Trời Đất – không nỡ làm dứt mạch Văn, làm cạn ṇi T́nh – lâu lâu lại cho phục sinh một lần. Thứ nguyên liệu ấy rất nhẹ đồng cân nên ít bám bụi, lung linh sương bóng (hốt hề hoảng hề), khó nắm bắt mà lại cũng rất kềnh càng, quá cỡ thợ mộc, nếu ta không chịu khó gắng sức lên một tí th́ không đo lường được:

Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu

Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu đă xa

Gọi tên rằng một, hai, ba

Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm.

Bốn câu tự giới thiệu gợi ta nhớ đến René Char, một thi sĩ lớn của Pháp:

Je parle de si loin

Comment m’entendez-vous?

(Tôi nói từ cơi rất xa

Ngài nghe tôi như thế nào?)

Nếu Thính là nghe ở ṿng ngoài, c̣n Văn là lắng tai Chung Kỳ, nghe được ở bề sâu, bề xa th́ nghe tiếng thơ Bùi Giáng giống như nghe một cơn mưa từ ngàn thu trước, đến hôm nay mới rớt hột trở về. Nguồn thơ ấy u huyền, bí nhiệm như một mê cung chỉ tự giải mă với người đồng điệu. Nó sâu xa, hùng hậu mà hồn nhiên, trong sạch và ngộ nghĩnh như những bài kệ khẩu chiếm của các Thiền Sư. Nó cưỡng bức ngôn ngữ một cách dữ dội, không thương tiếc để giúp cho ngôn ngữ tự bộc lộ năng lực sinh hoá không cùng, từ đó khơi mở ra một chân trời với thi ca nhân loại: môt hồn Thơ rất cổ kính đồng thời lại mang tâm thức hiện đại, đúng hơn, hậu hiện đại (post-moderne), nơi đó mọi ư, mợi lời đều đa tầng, đa nghĩa, đa chức năng, nhằm bộc lộ cho được một cái ǵ rất Sơ Nguyên, Đơn Giản, song đă trải qua biến dịch nên phong phú, điệp trùng.

Hồn thơ ấy, bắt đầu từ những ǵ rất trần thế, không ít đau buồn từ thuở nhỏ:

Bước xa bờ cỏ, xa đường thương yêu…

… Tóc xanh kỳ hẹn sai ngày

Khóc ngang ngửa mộng canh dài mấy phen…

… Giă từ khi bước chân ra

Chết từ sơ ngộ màu hoa trên ngàn...

… Tuổi thơ nhiếp dẫn sai miền

Đổ xiêu phấn bướm, phi tuyền vọng âm…

Và khi lớn lên chứng kiến:

Hăi hùng bi kịch đồi tranh

Trùng quan vó ngựa tế nhanh trong mù

Thây người nát ở phía sau

Ngh́n thu khép mắt khổ đau khôn hàn

lại trở thành nguồn thơ nghịch ngợm nhất, vui vẻ nhất xưa nay:

Tôi nói điệu điên rồ

Ấy là vui vậy.

Bùi quân bước được vào Hoan hỷ địa, sau khi đă khóc ngang ngửa mộng, đă rú như beo rống, như hùm đổi hang trong những trận tung hoành bút mực. Sư tử biến thành hài nhi. Nhân loại mới nói cười như trẻ nhỏ. Quá tŕnh chuyển hóa và đạt đạo của Bùi Giáng là tiêu biểu cho ư thức và tinh thần thời đại mà anh đă gặp gỡ, chia xẻ với những nhà tư tưởng và nghệ sĩ lớn Đông Tây.

Cái Vạn Vật nhất thể ở khởi nguyên chưa phân ly th́ c̣n hàm hỗn nhưng đầy sức sống. Biểu hiện nơi con người là các bậc Thánh Hiền c̣n nguyên khối: họ là nhà thơ, nhà tư tưởng, nhà hành động. Huyền thoại và lư tính c̣n chan ḥa vào nhau. Song, lô-gich tất yếu của sự phát triển thúc đẩy sự phân ly, mang lại sự phồn tạp và cả những nguy cơ, thảm họa: sự phân ly giữa Lư Tính (Apollon) và Đam Mê (Dionysos), giữa Tư Duy và Mơ Mộng, giữa Đông và Tây, giữa Cơ Giới và Tự Nhiên... Sự phân ly ấy c̣n trầm trọng khi con người thời đại xem sự phân ly là tự nhiên, lăng quên mất nguồn suối nguyên thủy và nhất là không t́m ra phương thuốc cứu nguy. Sa mạc lớn dần, chủ nghĩa hư vô lan tràn khắp chốn:

Trần gian bất tuyệt một lần.

Nghe triều biển lục xa dần non xanh…

Màu hoang đảo từ đây em sẽ ngó

Cát xa bờ tơ chỉ rối chiêm bao

Làm sao nối lại non xanh và biển lục, giữa cát và bờ? Làm sao chuẩn bị cho một cuộc đối thoại tái hợp nhất thiết phải có giữa Đông và Tây? Làm sao bắt lại nhịp cầu tương giao, tương ứng giữa thi ca và tư tưởng, hai lĩnh vực vốn hoạt động theo quy luật riêng ở hai đầu vực thẳm mà lại có mối quan hệ tàng ẩn thâm thiết ở cội nguồn?

Cành Lương mộc băo bùng về vây hăm

Sầu Thái Sơn cô tịch lạnh liên miên

Hoài vọng uổng bên nỗi đời thê thảm

Hờn núi sông xin tái lập xanh miền.

Tái lập lại một miền tương ứng xanh tươi sức sống nguyên sơ (Anh cùng em đi hái lộc xanh đầu) để núi Thái Sơn không bị sụp đổ, cành Lương mộc không bị huỷ hoại(1)như lời thở than và mong mỏi của Đức Khổng ngày xưa là đi lần theo con đường của Tăng Điểm Tắm sông Nghi, hóng mát ở đền Vũ Vu, rồi ca mà về(2) theo nghĩa sâu xa là thoát khỏi chấp trước vui vẻ, trở về nguồn cội với trí tuệ bao dung rộng mở:

Đời xiêu đổ nguồn xưa anh trở lại

Giữa hư vô em giữ nhé ngần này.

Hiểm hoạ dập dồn. Cần một cứu tinh. Như mọi nhà nhân bản, Bùi Giáng lên tiếng kêu cứu và báo động. Cứu tinh chính là trí tuệ bao dung, mềm dẻo của Nguyên Lư Mẹ, của Thiên Tính Nữ tràn ngập, rộn ràng trong thơ Bùi Giáng. (Theo quan điểm phân tâm, kẻ nói nhiều, nói công khai và không nguỵ trang về tính nữ lại là kẻ không c̣n bị ẩn ức mà đă t́m được con đường thanh tẩy, giải thoát). Bởi v́ Phật Tổ có thể giải ngộ cho ta, nhưng Quan Âm mới ra tay cứu khổ; Phục Hy kiến lập quy củ, nhưng Nữ Oa mới chịu khó vá trời chở che con cháu. Âu Cơ, Thúy Kiều, Monroe, Kim Cương, Phùng Khánh...[1]  đều là biểu tượng của Huyền Tẫn[2] như thế cả:

Mẹ xin chiếu cố sa mù cho con

Nói những điều nghiêm trọng như vậy bằng ngôn ngữ thần thông du hư, v́ ngôn ngữ là quê chung của Thi Ca và Tư Tưởng và cũng là biểu tượng đẹp đẽ nhất của Mẹ: nó sinh sôi vô hạn, sinh hóa vô lường và luôn ẩn mật, tinh tế ở cả phần vô ngôn, ẩn ngữ. Ngôn ngữ biểu hiện ra nơi Bùi Giáng bằng ngụ ngôn, hoa ngôn, chi ngôn... để gói ghém những ǵ uyên nguyên, sâu kín mà ngôn ngữ thông thường của khái niệm bị cực hạn không hàm chứa nổi:

Nguyên h́nh Nữ Chúa trên ngày phù du

Nữ Chúa là sức mạnh cứu khổ cứu nạn của Mẹ, làm Ngôi Lời cho nhân thế. Có thể hiểu tại sao các tác phẩm cổ kim qua ng̣i bút dịch thuật tài hoa của Bùi Giáng đều là những cơ hội để được tái tạo theo nguyên nghĩa chữ Dịch là chuyển hoá nhằm bắt nhịp cầu Ô Thước như đă nói trên kia. Trong tay người thợ xoàng th́ phiên dịch, sao chép ba lần là mất gốc (tam sao thất bản). Trong tay người thợ thiên tài, nó được nâng lên ba lần để có thể hợp giao với nhau ở phương trời mới. Kinh A Di Đà trang nghiêm; kinh Hoa Nghiêm th́ bay bổng, rực rỡ muôn màu, nhưng cả hai đều nhất lí, chỉ tuỳ theo căn cơ của mỗi người.

Bùi Giáng là Tiếp Dẫn Đạo Sư trong ngôn ngữ Việt Nam hiện đại.

Văn nghiệp phong phú, anh hoa phát tiết của Bùi Giáng chắc sẽ c̣n làm tốn nhiều giấy mực của người đời sau.

Nhưng riêng cái huệ tâm và nguồn vui từ bi bất tuyệt của anh Giáng là phước huệ dư dụ dành cho họ Bùi ta vậy. Hăy biết ơn anh.

 



(*) Bài này nguyên văn có tên Vài nét về Bùi Giáng, in lần đầu (1990) như là bài viết nội bộ cho gia phả của ḍng họ (“Bùi Tộc Phổ Hệ”, Vĩnh Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam), sau đó được đăng lại trên tạp chí Khởi Hành, số 2 năm 1998 và nhiều tạp chí khác. Được sự đồng ư của tác giả, chúng tôi lược đi phần đầu nói về tiểu sử (sơ lược) của Bùi Giáng; về tiểu sử Bùi Giáng, xin xem bài của Đặng Tiến dưới đây.

Bùi Văn Nam Sơn - dịch giả, nhà nghiên cứu triết học, là người trong gia tộc (chú họ) của Bùi Giáng.

(1) Đức Khổng Tử khi gần mất đă than: Thái sơn kỳ đồi hồ, Lương mộc kỳ hoại hồ, Triết nhân kỳ nuy hồ?

(2) Ông Tăng Tích, c̣n gọi là Tăng Điểm, và con là ông Tăng Sâm, thường gọi là Tăng Tử, đều là môn đệ của Đức Khổng Tử. Một hôm được Đức Khổng hỏi về chí hướng của mỗi đệ tử đang ngồi hầu ngài, ông Tăng Điểm đă thưa: […] Dục hồ Nghi, phong hồ Vũ Vu, vịnh nhi quy, ngụ ư muốn sống ngoài ṿng cương tỏa của lợi danh. Đức Khổng Tử tán đồng quan điểm đó, Ngài đă nói: Ngô dữ Điểm dă  (Ta cùng với Tăng Điểm vậy).

([1]) Các nhân vật nữ mà thi sĩ Bùi Giáng thường nhắc đến trong các tác phẩm của ḿnh.

([2]) Huyền Tẫn (Huyền = nghĩa lư sâu kín; Tẫn = con thú giống cái) nghĩa là Nguyên Lư Mẹ (chữ trong Đạo Đức Kinh của Lăo Tử).




Lượt truy cập: 522272
Powered by EasyVN