Trang chủ
Hội đồng gia tộc
Quá trình phát triển của Bùi tộc Vĩnh Trinh
Từ đường ở quê nhà Vĩnh Trinh
Chi nhánh từ đường tại TP. Hồ chí Minh
Phổ hệ Bùi tộc Vĩnh Trinh
Tin tức gia tộc
Nhân vật
Thư viện ảnh
Video
Thông báo tin vui
Tin buồn
Tin vui
Tựa sách:

ĐÔI LỜI GIỚI THIỆU

 

BÙI GIÁNG VỚI “MARTIN HEIDEGGER VÀ TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠI”:
CUỘC HÔN PHỐI TƯNG BỪNG

 

“Không tự ḿnh bước tới bờ hương chín

Th́ cơi mật không tụ về trong trái”

M. H (G. G dịch)

 

Ít hay nhiều, ta từng biết tới một Bùi Giáng Thi sĩ. Với “Martin Heidegger và Tư tưởng Hiện đại” – mà Nhà xuất bản Văn học chọn cho tái bản – ta được gặp lại, hoặc biết thêm một Bùi Giáng với kích thước mới: một nhà “giải minh” (Hermeneutiker) không kém phần kỳ đặc trong văn chương và triết học.

 

Tác phẩm đồ sộ này ra đời từ khá lâu – 1963 –, là một trong nhiều quyển cùng loại của ông đă xuất bản trước 1975. Quăng thời gian gần 40 năm là thử thách khá khắc nghiệt đối với bất cứ tác phẩm nào, nhất là loại sách biên khảo vốn trực tiếp gắn liền với một hoàn cảnh cụ thể, với nguồn tư liệu và cách lư giải, cảm thủ của một thời kỳ lịch sử nhất định. Về các mặt đó, quyển sách này cũng không phải là một ngoại lệ. Nhưng mặt khác, như ta biết, trong văn chương và triết học, thời gian thường không có sức mạnh vạn năng để xóa nḥa tất cả; và kiến thức thuần túy sách vở không giữ vai tṛ ǵ lớn lắm. Cái c̣n lại – và có thể nhờ trải qua thử thách của thời gian – chính là tâm hồn và cốt cách của tác giả. Và ở đây, quả thực ta gặp được một tâm hồn sâu thẳm với văn phong khác tục của một Bùi Giáng “văn xuôi”.

 

Là một “poeta doctus”, thi sỹ – uyên thâm hay triết gia – nghệ sĩ, ông muốn thông qua nhiều tác giả và tác phẩm, thử cùng ta t́m lối đi thẳng vào mạch ngầm, t́m lại mối giao ḥa, thông ứng theo nghĩa “thanh khí lẽ hằng” thường bị che lấp giữa những tâm hồn lớn vượt qua khoảng cách của kim cổ-đông tây. (“Tư tưởng hiện đại”, đối với ông không được khu biệt một cách chặt chẽ theo mốc thời gian, mà bất cứ ai – từ Homère, Sophocle, Parmenides, Khổng Tử, Nguyễn Du… đến Camus, Faulkner đương đại – c̣n gây được xúc động cho “người đời nay”, đều được ông xem như những người bạn tri kỷ cùng thời).

 

Từ đó, ông kết tập “kim thanh, ngọc chấn”, cho tiếng sắt, tiếng vàng chen nhau một cách kỳ ảo để mời mọc ta vào tham dự cuộc Hôn Phối Tưng Bừng (184), trong đó – dù sao – ngọn nguồn lạch sông cho cuộc vuông tṛn vẫn là một lẽ nhất quán: trong văn chương là chữ T̀NH, chữ TÂM để phân biệt chân, giả; trong triết học, là chữ NGỘ (mà ông tránh dùng) để phân biệt nông, sâu. Nghệ sỹ và triết gia, con người sáng tạo và con người suy tưởng, từ nhiều chân trời cách biệt, hiếm khi được kết nối, giao thoa trong một mối lương duyên kỳ ngộ. Cho nên, dù hiểu ông hay đồng t́nh với ông đến mức độ nào, thiết tưởng chúng ta đều trân trọng một nỗ lực cảm thụ và suy tư độc sáng như thế, góp phần làm phong phú thêm di sản của các tác giả Việt Nam quá cố trong cuộc giao lưu với các nguồn văn hóa nước ngoài.

 

Thoạt nh́n nhan đề sách, ta h́nh dung một chuyên luận rất khô và rất nặng bàn về mối quan hệ qua lại giữa Heidegger và “tư tưởng hiện đại” hoặc thử xét các tác giả hiện đại tiêu biểu theo cách nh́n của Heidegger. Thực ra ta có thể t́m thấy những điều đó, nhưng dưới một ánh sáng khác và một bầu khí ngôn ngữ khác.

 

Triết gia ở nước Đức xa xôi kia chỉ gợi hứng cho tác giả gặp lại chính ḿnh. Ông gặp được nét đồng điệu ở cách đặt vấn đề “thiết lập Vĩnh Thể trên ḍng Tồn lưu” tuy khó hiểu nhưng không quá xa lạ với truyền thống suy niệm Đông phương. Và trước hết, là xẻ chia cảnh ngộ chua xót: các khuôn mặt lớn trong lịch sử văn chương và tư tưởng Đông Tây ít nhiều đều là nạn nhân của những ngộ nhân, ngộ giải làm rụng tía rơi hồng, “không c̣n thấy cây lá ở trên đầu, không c̣n thùy dương dăm trùng quan mây vắng” (55).

 

Con đường của tư tưởng thường rất tŕ trọng (theo nghĩa đen: chậm chạp và nặng nhọc) v́ phải dần dần vượt qua các ngộ nhận, khai quang các thông đạo, tất cả là nỗ lực để chuẩn bị cho những cuộc đối thoại nghiêm chỉnh và chân thành mai hậu.

 

Nếu Heidegger dành cả đời để làm điều đó bằng: “cái điệu nói nh́ nhằng, quanh quẩn, oái oăm như biểu dương một mối sầu hùng vĩ. Một đoạn trường hàm ẩn trong một điệu tái tân thanh” (61), th́ Bùi Giáng dùng tiếng Việt duyên dáng của Nguyễn Du để “tạo âm vang và dư vang, hé mở những cánh cửa, trao tay cái ch́a khóa” với sự thận trọng v́ “sợ rằng khó mà kết hợp đằm thắm, trong một nét phác họa, những bao nhiêu tâm t́nh sâu kín, theo một-đường-ánh-sáng-của-tổng-hợp-vội-vàng sẽ gây ảnh hưởng cho giao thoa” (337) và mong “người đọc, người xem có đặt chút tinh thành để đón nhận dư vang, dư hưởng của những tiếng nói (…) kia không” (535), hầu cùng nhau tạo nên bầu khí dịu dàng “đầy sương bóng” cần thiết cho đối thoại.

 

Không có được người như Kim Thánh Thán chỉ cho ta “phép đọc” Thủy Hử, ta hăy cứ thử đến với Bùi Giáng bằng tấm ḷng rộng mở. Ta có thể bắt đầu từ đâu cũng được. Hoặc đi ngay vào phần giới thiệu tư tưởng Heidegger (47-283), để từ đó tỏa rộng ra. Hoặc tại sao không lần giở những trang kể chuyện thần thoại Hy Lạp hồn nhiên, thơ mộng rồi vui vẻ bước vào những chương “bay bổng tuyệt với” giới thiệu Kierkegaard, G. Marcel… trước khi gặp Camus, Faulkner, Shakespeare, Nietzsche… bi tráng rồi hăy dừng lại ở phần Heidegger trong mối tương quan rối rắm với Sartre… để củng cố một lối nh́n. Mỗi phần đều có cái duyên tự tại và kết hợp lại nhất khí. Hay nói như Henry Corbin: “… L’oeuvre est là qui témoigne pour lui – même, qui annonce sa présence…” (1) (… Tác phẩm nằm đấy, tự nó nói lên…).

 

Tác phẩm “nói lên” những ǵ? Thật khó “men lối lá cồn để vạch một lối về, tóm thâu những “đề mục” giữa những làn tơ nhảy múa”! Ta đành thử tạm làm quen với ông trên vài chủ đề chính luôn nấu nung xuyên suốt qua các tác phẩm của ông – hoặc trào dâng trong văn xuôi hoặc thành ẩn ngữ trong thi ca –:

 

1. Những ngộ nhận trong văn chương và triết học thường là hậu quả tai hại của một lề lối suy tư “bất cận nhân t́nh”, “sổ sàng vén tóc nắm tay” v́ đă sử dụng “lư tính” một cách vội vàng, nông cạn.

 

2. Đó là những biểu hiện bên ngoài của một sự khủng hoảng sâu xa hơn nơi bản thân những nền triết học là đứa con tinh thần của một thời đại tha hóa. Tha hóa và những con đường khác nhau “đồng quy nhi thù đồ” cùng hướng về một mục đích “ḥa giải”, “khắc phục tha hóa” là mạch ngầm mănh liệt của lịch sử tư tưởng: hành đạo và đạt đạo trong Tam giáo Đông phương, học thuyết biện chứng trong triết học cổ điển Đức dẫn tới Hoelderlin, Hegel và Marx… Ở đây, ông giới thiệu con đường của Heidegger trong viễn tượng đối thoại với những con đường khác. Trên con đường này, ẩn hiện bóng dáng đặc biệt của Hoelderlin, người thi sỹ - triết gia sẽ được Heidegger ra công minh giải và Bùi Giáng diễn dịch lại trong nhiều tác phẩm về sau của ông (2). Hoelderlin với quan niệm độc đáo về bản chất và vị trí của ngôn ngữ thi ca sẽ âm thầm làm người giữ nhịp cho cuộc đối thoại mà Heidegger mong muốn mở ra.

 

3. Về điểm I, không ǵ bằng nghe tác giả Bùi Giáng trực tiếp lên tiếng qua một vài trích dẫn ngẫu nhiên. Về điểm II, rắc rối hơn, xin góp đôi lời đề dẫn và ghi chú để giúp các bạn đọc vốn ít thời gian, dễ theo dơi.

 

I. Ông khởi đầu từ một nhận xét: “… Ngàn năm, trong địa hạt văn chương chỉ có Một Sự Kiện: cái “décalage tragique” (lạc điệu bi thảm) giữa những người sáng tác dành hết tâm hồn trong tạo phẩm và người học giả vừa ph́ phà điếu thuốc vừa lật vội trang văn. Một bên mang tâm thức hay tâm ư, tâm năo hay tâm t́nh, tâm can của cá nhân ḿnh thao thức theo hồn Logos thế kỷ, c̣n bên kia để tinh thần chi phối bởi kinh sử miệt mài. T́m đâu ra một sự tương giao ở một cơi bờ hiu hắt?”. Đó là một lối đọc sách “không gây được xao xuyến cho chúng tôi, không dục chúng tôi bàn hoàn thao thức muốn lên đường t́m kiếm lại hoặc Camus, Faulkner, hoặc Woolf…”.

 

Với Albert Camus, chẳng hạn: “Bạn đọc sẽ nhận thấy nhiều nhà phê b́nh đă ngộ nhận tư tưởng Camus một cách thật tai hại ngu si. Sở dĩ Camus thường nói đến cuộc đời phi lư, nói đến nghĩa sa mạc hư vô của tồn sinh, không phải để rồi ca ngợi tán dương hành động điên cuồng của những “héros absurdes” (các nhân vật “người hùng” phi lư), như Caligula, như Martha v.v… (3). Trước sau, Camus chỉ có một mối ưu tư đau đớn: đẩy tư tưởng hư vô đến cùng độ, đẩy hư vô chủ nghĩa đến cuối đường, để chúng ta nh́n rơ những hậu quả gớm guốc của nó. Có thể, th́ sau đó ta mới đủ sáng suốt đưa “tinh thần phản kháng” của ḿnh ra mà chọn lại lối đi về, vượt qua hư vô chủ nghĩa, chống lại những oái oăm của thế sự, t́m lại những thăng bằng giữa đảo điên, chinh phục lại cái tự do chân chính của con người vốn thường bị lạc lối giữa mê cung” (562).

 

V́ lẽ, “cả hai (Caligula – Martha) cùng thuộc ṇi khát vọng tuyệt đối, chối bỏ cuộc sống lấp lơ theo nhân tuần, cả hai cùng sáng suốt nhận chân bộ mặt gớm guốc của tồn sinh, và cùng quyết liệt mưu toan phá hoại để t́m lại một bảng giá trị mới. Nhưng rốt cuộc, cả hai cùng phản bội cuộc sống v́ đă quên một điều: Khả năng của con người có hạn, da máu của con người và thần kinh của con người không thể chịu đựng mọi thứ thử thách...”. Ông dẫn thêm câu của Nietzsche: “Nói suông về mọi hành động vô luân th́ dễ, nhưng liệu có đủ sức chịu đựng được chúng không?”.

 

Từ đó, “ta cũng nhận thấy rằng, Ngộ nhận (tên vở kịch với nhân vật Martha nói trên) mang quá nhiều âm vang. Ta không thể thu hẹp ư nghĩa tác phẩm của Camus trong nhận định: ngộ nhận chỉ là một rủi ro hy hữu. Không. Ngộ nhận của Camus đúng là âm thanh của tiếng đời bi thương dằng dặc. Tiếng đoạn trường kim cổ của nhân sinh. Và nói riêng ra, nó c̣n mang đủ sắc thái đặc biệt của xă hội Âu Châu trong ṿng nửa thế kỷ nay” (531).

 

Với William Faulkner: “Cái khát vọng miên man của Faulkner là t́m về với cái thời gian viên măn”. “Từ đó, Faulkner muốn rằng tất cả những điên đảo, âm u, quỷ loạn trong tác phẩm của ḿnh (“The sound and the fury” – Âm thanh và cuồng nộ) phải hé mở một ảnh tượng bát ngát của Thiên Đường. Cái métaphysique (siêu h́nh học) của ông c̣n hoài mong cái éthique (đạo đức, đạo đức học) trong viễn tượng một cái ontologie (bản thể học) gần gũi với h́nh nhi thượng Khổng, cái đạo của Lăo Trang, cái nụ cười bất tuyệt của Phật pha cái hăi hùng tê buốt của Pascal” (419-420).

 

“Ư hướng đức lư của những tác phẩm lớn là ư hướng tất nhiên, không bao giờ thiếu. Và chính nó là cội nguồn kỳ bí của tác phẩm lớn. Nhưng có điều: nghệ sĩ tầm thường th́ đem đức lư làm hại tác phẩm, bởi v́ ngay cái đức lư họ quan niệm đă hỏng tự ban đầu. Họ làm ta khó chịu. Đối với nghệ sĩ lớn, không vậy. Đây là điều rất dễ hiểu: kẻ trung nhân dĩ hạ vớ vào đâu làm hư tới đó. Kẻ trung nhân dĩ thượng, trái lại. Họ kết hợp hồn nhiên cái chân, cái thiện, cái mỹ vào nhau như là ăn và uống vậy” (347).

 

Cho nên, “gương mặt Camus sau này sẽ nằm sát bên h́nh ảnh Faulkner trong văn học thế giới để biểu trưng cho sự cố gắng phi thường của con người kỷ nguyên này chống lại những hăm dọa khủng khiếp ŕnh rập xô đẩy nhân gian vào đường tuyệt diệt” (564). Tóm lại, “Camus đă sống với thời đại, hiểu trọn vẹn bi kịch của thời đại, thừa sáng suốt để nhận ra những điểm “sơ hở” cần thiết của Nietzsche, những tơi bời mănh liệt của Dostoievsky, những lời rời ră của Kafka… và đủ can đảm để lùi về phía sau, cam ḷng chịu để đời ngộ nhận thái độ của ḿnh và chậm răi b́nh tĩnh nói tiếng nói muôn đời của nhân loại khát vọng tự do và công chính” (585).

 

Trích dẫn đă dài, nhưng khó có thể tự ngăn ḿnh thu nhặt thêm khá nhiều những nhận định sâu sắc như thế rải rác trong sách của ông. Đây là một ít: Quyển sách hay không phải v́ lạ. “Thử xin hỏi: có ǵ mới lạ trên trái đất ngh́n năm? Một người nông dân lam lũ thời xưa, có lẽ đă sống hết mọi bi kịch to và nhỏ của thân phận làm người. Và ngôn ngữ phô diễn tâm t́nh, cách đây ngót 30 thế kỷ, đă được những Homère và những chàng Hy Lạp lang thang xưa kia tận dụng mọi khả năng. Duy có điều: mỗi thời đại trong cảnh huống của ḿnh, phải “sống” lại tấn tuồng nhân thế và “cử” ra những đại diện – tạm gọi là nghệ sĩ – để bày tỏ theo giọng điệu ḿnh. Nếu ta có sống thật, ắt ta nhận ra được âm vang và dư vang của họ. Ta đă nghe bằng tai hay mắt?” (534-535) “Toute l’invention consiste à faire quelque chose de rien”. Tất cả phát sinh, sáng tạo là ở chỗ: dựng lập lên một cái ǵ bằng những vật liệu không đâu. Không đâu, bởi v́ chúng tầm thường lắm: vui, buồn, thương nhớ, ân hận, hoang mang… Có ǵ là mới là lạ?

 

Những Euripique, Homère, ngàn năm vẫn mới. Mỗi lần trở về với họ, trong ṿng tồn sinh lận đận, mỗi lần lại cảm thấy ḿnh tiếp xúc với thâm để cội nguồn của tư lự nhân gian” (535).

 

Từ nhận định đó, ông trở về với văn chương dân tộc: “ Mọi lời của Nguyễn Du đều chứa đủ dư vang siêu h́nh của một niềm hoài vọng (…) Phải luôn luôn nhớ rằng: những tiếng dặm phần, đường mây, ngơ hạnh của Nguyễn Du cũng như mọi ngôn ngữ khác của thiên tài đều mang nhiều ư nghĩa hiu hắt mênh mông. Đoạn trường giữa hân hoan. Xa vắng nhớ nhung nằm giữa lộng lẫy. Muốn suy tư đúng lối không thể không lên đường dâu biển mấy cuộc trải qua, giấn ḿnh vào sinh ra tử, mấy lần đọ mặt với lá cỏ hư không vắng lặng đoạn trường”.

 

Câu trích dẫn sau cùng mang ư nghĩa cốt yếu để hiểu quan niệm sáng tác của ông: “mỗi thời đại trong cảnh huống ḿnh, phải “sống” lại tấn tuồng nhân thế…”, “muốn suy tư đúng lối, không thể không lên đường dâu biển mấy cuộc trải qua…”. Hoelderlin và Bùi Giáng sau giống nhau quá: họ đều lấy sự nghiệp sáng tạo (thi ca) để bảo chứng cho tư tưởng của ḿnh, rồi lấy chính cuộc đời riêng (“gẫm chông gai ấy ai từng đạp qua”, thơ B.G) bảo chứng cho thi ca. Họ không “làm” nghệ thuật theo nguyên nghĩa của chữ “Art” là cái ǵ “giả tạo”, “thêu thùa”, họ sống thật “với” và “trong” nghệ thuật, tư tưởng. Mở rộng ra, xin lưu ư: sự trải nghiệm rất đau đớn trong đời sống và tâm thức nơi một cá thể (ontogenèse) phản ánh thu gọn của quá tŕnh đào luyện lâu dài xét trên b́nh diện cả giống loài (polygenèse) là điều kiện thiết yếu để khắc phục tha hóa, một chủ đề lớn thường được nhắc đi nhắc lại, đặc biệt trong triết học Đức từ Lessing, Herder, Kant đến Hoelderlin, Hegel, Heidegger qua các từ hệ trong như trải nghiệm (Erfahrung), đào luyện (Bildung)… c̣n được trở lại trong các trang sau.

 

Thiếu sự trải nghiệm ấy, những ngộ nhận c̣n gây hậu quả trầm trọng hơn nhiều trong lĩnh vực triết học. Ở đây, ông chỉ nêu và phân tích khá kỹ một vài trường hợp điển h́nh như giữa Sartre, J. Wahl với Heidegger để từ đó liên tưởng đến biết bao trường hợp tương tự trong lịch sử dài dằng dặc của triết học.

 

Có những ngộ nhận do ác ư không đáng nói làm ǵ. Có những ngộ nhận do không đạt đến được độ cao cần thiết ngang nhau để cùng tiếp tục suy tư là điều thường gặp. Có những ngộ nhận do bị làm “tù binh” trong ṿng vây của lề lối suy tư của chính ḿnh. Đó là điều mà Heidegger muốn truy nguyên và phơi bày ra khi ông phê phán cả nền siêu h́nh học Âu Châu hàng ngh́n năm ngộ nhận bản thân triết học Tây Phương. Sự ngộ nhận khiến cho Physis trở thành cái Idea, chân lư (Aletheia) thành sự nghiệm đúng. Logos trở thành mệnh đề, thành các phạm trù của tư duy lư niệm, khiến cho Hữu thể (das Sein)* luôn bị khách thể hóa thành một vật thể (das Seiende), và vật thể chỉ c̣n trơ lại là một đối tượng nghiên cứu, một đồ vật, một món hàng hóa, một giá trị trao đổi đơn thuần. Ông gọi đó là sự “lăng quên hữu thể” (Seinsvergessenheit), v́ qua quá tŕnh khách thể hóa, người ta đă quên mất nhờ đâu mà có thể khách thể hóa, đă không c̣n biết “nghe ra từ độ suối khe” (4) khi hữu thể tự phơi mở ra cho con người trong kết hợp uyên nguyên với thời gian.

 

Đó cũng là trường hợp điển h́nh khác mà Bùi Giáng có nhắc qua khi ông dẫn nguyên văn lời của Merleau Porty trách người khổng lồ Hegel đă “nhầm lẫn dị thường đối với tư tưởng Đông Phương”, xin tạm dịch: “Hegel và những kẻ theo ông không thừa nhận tư tưởng Đông Phương xứng danh triết học v́ xem tư tưởng ấy c̣n xa lắm mới vươn tới tŕnh độ Khái niệm”… Quan niệm về tri thức của chúng ta (Tây Phương, ND) vốn quá nghiệt ngă khiến cho mọi lối tư duy khác hoặc bị xem là những phát họa sơ khai của khái niệm hoặc bị coi thường là phi lư tính” (5). Vấn đề đáng được nghiên cứu riêng biệt và cặn kẽ, và thực ra, không chỉ tư tưởng Đông Phương mà cả tư tưởng cổ đại Hy Lạp và của các tiền bối của ông đều được Hegel mang ra đánh giá dưới ánh sáng và trong khuôn khổ của “phép biện chứng Tinh thần” vừa rất sâu sắc ở mặt này, vừa không khỏi ít nhiều bất công, khiên cưỡng ở mặt kia. Tuy nhiên, đây là những lầm lẫn có thể có của kẻ thiên tài, là “quyền được sai lầm” của các triết gia lớn mà người đời sau cần biết tôn trọng.

 

C̣n một loại ngộ nhận nữa mà Bùi Giáng rất sợ – và có lẽ ai cũng vậy – là từ những kẻ ít nhiều tự xưng là môn đệ hoặc gần gũi “lắng theo là lắng theo cái vành ngoài, không biết tới cái vành trong nung nấu” (539). Họ làm cho mảnh đất màu mỡ của suy tư bị sa mạc hóa. “Thật quả không ngờ đức Khổng mà cũng gặp ông Tổ Siêu thực ở giữa một Sầu Thành… Sa mạc của Đức Khổng tê buốt trong những tiếng “Đồi, Nuy, Hoại” (6), kẻ nào là chính danh thủ phạm gây ra? (398).

 

Đức Khổng giận dữ nêu đích danh, đó là “lũ nho hương nguyện”, bọn giặc của Đức. (Hương nguyện, đức chi tặc dă, Luận ngữ - thiên Dương Hóa 17). Nếu không thể t́m được những bậc chí thành, th́ ông thà giao du với những kẻ “cuồng, quyến”, v́ dù sao, “cuồng” c̣n có óc cởi mở, cầu tiến; “quyến” c̣n có chút lương tâm để có lúc biết dừng. (“Cuồng giă tiến thủ, quyền giă hữu sở bất vi”, Luận ngữ - thiên Tử Lộ 13). Bùi Giáng gọi chung đám “hương nguyện hiện đại” là “học giả hư ngụy”. Nơi đây không có sự tranh luận ṣng phẳng về học thuật, nói ǵ đến đối thoại v́ những cơ sở của đối thoại bị thủ tiêu từ trong trứng nước. Chỉ có sự giả trá lộng hành. Họ không những làm cho lạc lối mà c̣n nguy hại hơn, khiến cho người đi sau chán ngán, xa rời và ngoảnh lưng lại với chính Con đường. Bùi Giáng chia sẻ lời nói trầm trọng của Heidegger: “Sa mạc lớn dần. Nghĩa là hoang tàn lan rộng. Hoang tàn gớm guốc hơn tàn phá. Hoang tàn c̣n ghê tởm hơn tận diệt. Tận diệt là tàn phá những ǵ được xây dựng từ trước tới nay, c̣n hoang tàn chặn đứng con đường tương lai của sinh trưởng và ngăn cản mọi Cuộc Xây Dựng Mai Sau” (398).

 

Công cuộc “tái tạo”, v́ thế, cần thiết và khó khăn. Nếu một lúc nào đó, – trong cái thế giới gảy đổ này (le monde cassé nói theo G. Marcel) – người ta “không c̣n sức lực để vươn lên ngang tŕnh hạn của thế giới hoằng đại của tinh thần: thực hiện thế giới tinh thần một cách chân chính trong tâm thức ḿnh”, th́ theo Heidegger, chẳng c̣n cách nào hơn là chịu khó “suy tư một cách suy tư hơn chút nữa” (denkender Denken) bằng sự “chiêm nghiệm tinh thành” (Andenken). Trong ư đó, Bùi Giáng, trong các quyển sau, có khi mượn lối nói của Thiền gia “bách xích can đầu hoàn tu cánh tiến nhất bộ” (chót vót cây sào trăm thước, nên gắng thêm một bước chân nữa), hay như ở đây, ông kêu gọi: “xin linh hồn tuyết bạch của Suy Tư hăy đăm chiêu hơn chút nữa, lúc đi về trong Cổ Lục bên đèn”. V́ lẽ “dư vang của Văn là dư vang của vô ngôn. Vô-suy-tư là cái ẩn kín nằm trong lời ẩn kín” và “Cái phần Bất-Suy-Tư trong trang-sách-giới-hạn, kẻ đọc sách phải mở phơi nó ra” (543).

 

Ông thích thú t́m gặp điều hiếm hoi đó trong “ḍng giao cảm giữa người bàn luận và người sáng tác, giữa triết gia con đẻ của hiện tượng luận và người thi sĩ “témoin du spirituel” (nhân chứng của siêu linh): như Heidegger bàn tới thơ của Hoelderlin hoặc G. Marcel bàn tới thơ Rilke” (337). Thi nhân gặp thi nhân là tự nhiên như Nguyễn Du nhớ Đỗ Phủ: “Dị đại tương liên không sái lệ” (Sống khác thời nhau nhưng thương nhau luống rơi nước mắt). Giữa triết gia và thi nhân th́ khác, khó hơn. Phải hoằng đại như Khổng Tử đọc Kinh Thi. Hoặc cần “mang đủ trong ḿnh mạch thơ của xứ Đức động nguồn v́ trời Hy Lạp ngàn xưa đă dậy bừng trong Hoelderlin, Nietzsche thế kỷ trước. Cũng v́ lẽ đó mà không ai nói về thơ với những lời phi thường như Heidegger khi ông bàn tới Hoelderlin”. “Thi nhân và triết nhân đứng trong ngôn ngữ là đứng trên hai chóp núi xa biệt vô cùng nhưng ṿi vọi như nhau nên cùng đón nhận như nhau mọi sương tuyết phiêu bồng hiu hiu về với Chị - Chị Kiều là thiên thu Hồn Logos” (399). Câu văn “phiêu bồng” của ông d́u ta về một phương trời của những cuộc tao ngộ lạ thường.

 

II. Platon nghi ngờ khả năng nhận thức chân lư của thi ca, nên ông muốn đuổi hết thi sĩ ra khỏi nước cộng ḥa lư tưởng của ông (17) mặc dù – hoặc chính v́ – triết của ông mới thực là một trường ca vĩ đại tràn ngập hồn thơ! A. G. Baumgarten, người được vinh hạnh là cha đẻ của từ “mĩ học” hiện đại, mới thực sự đứng hẳn trong truyền thống duy lư, dứt khoát xem thi ca chỉ là “quan năng nhận thức hạ đẳng” (Facultatis cognoscitivae inferiores) (8).

 

Ta đột ngột gặp Hoelderlin với khẳng định ngược lại: “Thi ca (…) rồi sẽ trở lại như lúc khởi nguyên: là người thầy của nhân loại; v́ rằng chẳng phải triết học, cũng chẳng phải lịch sử mà chỉ riêng nghệ thuật thi ca mới trường tồn hơn tất cả mọi ngành nghệ thuật khác” (9). Heidegger th́ xem Hoelderlin là “Thi sĩ của Thi sĩ”, không phải để ca ngợi cá nhân nhà thơ mà muốn nói điều sâu xa hơn: “Tại thể - người của chúng ta trở thành kẻ mang sức sống, kẻ hiện thân cho sức mạnh của thi ca” (Unser Dasein zum Lebenstraeger der Macht der Dichtung”). Minh giải điều này vượt khỏi khuôn khổ của bài viết, chỉ xin lưu ư: “Thi ca” nói ở đây được hiểu theo nghĩa rất rộng. Trong sách này, như đă nói, Hoelderlin chỉ mới ẩn hiện và sẽ hiển lộ nhiều hơn ở các quyển sau, nhưng cũng chủ yếu ở phần thi ca qua sự minh giải cao xa, khó hiểu của Heidegger. Do đó, để dễ theo dơi văn mạch và chuẩn bị cho việc t́m hiểu Heidegger trong quyển sách này, tưởng cần dừng lại đôi chút ở phần triết học, tức cơ sở tư tưởng của Hoelderlin c̣n ít được giới thiệu, dù chỉ trên vài nét chấm phá:

 

1. Hoelderlin (1770-1843) (10) là người bạn “nối khố” chung trường, chung pḥng với Schelling và Hegel khi c̣n trẻ. Đều là những khuôn mặt lớn của triết học cổ điển Đức, họ giống nhau ở khởi điểm, khác nhau ở cuối đường và cùng gây ảnh hưởng lớn lao.

 

Nếu ta đồng ư với J. F. Lyotard (11) - một tác giả tiêu biểu của trào lưu “hậu hiện đại” (post-moderne) ngày nay – rằng ba tiêu điểm đặc trưng của thời “hiện đại” (tạm hiểu là thời cổ điển, phân biệt với “tâm thức hậu hiện đại” từ những năm 70 của thế kỷ này) là “phép biện chứng của Tinh thần, giải minh học về ư nghĩa và sự giải phóng cho chủ thể tư duy và lao động”, th́ Hoelderlin quả thuộc về truyền thống ấy. Cả ba đặc trưng trên đều có trong tác phẩm của ông, nhất là đặc trưng đầu tiên vốn thường được gắn liền với tên tuổi Hegel dù ông mới là người thực sự có công đầu. Quan niệm của ông về động lực tự đào luyện (Bildungstrieb) của giống loài, huyền thoại về Tinh Thần nguyên thủy tự tha hóa trong thế giới vật chất rồi qua quá tŕnh phát triển biện chứng của lịch sử mà tự nhận thức chính ḿnh – tuy là thành quả suy tư chung với Hegel khi c̣n trẻ và sau này được Hegel phô diễn rực rỡ, – nhưng các nghiên cứu mới đây cho thấy về điểm này, Hegel đă học được rất nhiều ở Hoelderlin hơn là ngược lại. Truyền thống tư duy về lịch sử theo phong thái Hegel bắt nguồn từ Hoelderlin nhiều hơn người ta tưởng.

 

2. Ông tư duy theo mục đích luận. Tinh thần con người và lịch sử nói chung đều hướng về một mục đích. Toàn bộ tồn tại đều mang tính tiến tŕnh. Sự sống tự vận động theo một ṿng quay ly tâm (exzentrische Bahn). Khởi nguyên là một “thời đại hoàng kim”, xét ở góc độ lịch sử giống loài đó là trạng thái tự nhiên với sự ḥa điệu nguyên thủy; xét ở lịch sử cá thể là tuổi ấu thơ hồn nhiên, thơ dại. Giai đoạn phát triển tiếp theo là sự tha hóa tất yếu (theo nghĩa vừa tất nhiên vừa cần thiết) của sự cá thể hóa, sự phân liệt chủ thể - khách thể, sự phân đôi giữa con người và tự nhiên. Nơi cá thể, đó là giai đoạn phản tư, biểu hiện ở sự Khai sáng cho thấy con người không c̣n là một với thế giới vật thể chung quanh. Con người lớn lên, đồng thời mang trọn nỗi đau của sự cá thể hóa với ḷng hoài mong trở về với trạng thái sơ nguyên. Đây chính là thời đại của chúng ta, được Hoelderlin gọi ẩn dụ là “đêm trường", là “thế dạ” trong cách dịch của Bùi Giáng (die Nacht). Để thắng vượt nỗi đau ấy, con người t́m kiếm mọi nẻo đường để khắc phục tha hóa, “ḥa giải” với thiên nhiên, với người khác, với chính ḿnh, với cái siêu linh, trên một tŕnh độ khác, cao hơn, không giản đơn, để “đạt thân”, ở chốn “quê nhà đích thực không c̣n sự thống trị u tối nào”.

 

Lư luận về lịch sử theo kiểu biện chứng – tiến tŕnh được hệ thống hóa một cách duy tâm nơi Hegel – hay cải tạo một cách duy vật nơi Marx sau này – đă t́m thấy những bước đi đầu tiên trong các tác phẩm của Hoelderlin.

 

Và Heidegger, trong cách đặt vấn đề về hữu thể có khác hơn, nhưng cách giải đáp của ông về việc khắc phục tha hóa – hiện hữu đích thực/không đích thực (eigentlich/uneigentlich), có ư thức về sử tính của hữu thể/lăng quên hữu thể (seingeschichtlich/seinsvergessen) – cũng không khỏi lấy cảm hứng từ cách tiếp cận này.

 

3. Hoelderlin khác với Hegel, bạn ông, ở kết luận: ông không tin rằng cơ sở hiện thực tối hậu của tri thức, tức nền móng của hệ thống triết học có thể đạt được bằng một động tác của tư duy. Cả hai ông đều chung một tiền đề: mọi phát biểu về cái Toàn thể đều phải hợp với lư tính, nhưng với Hoelderlin, chưa thể có một phát biểu nào như thế, nhất là nếu chỉ dựa vào lư tính đơn thuần. Nếu Hegel tin rằng ḿnh đă nắm chắc cái Toàn thể trong tay – Lư tính của ông đă thoát ly chủ thể cá nhân, đứng hẳn trong miếng đất của cái Tuyệt đối và triết học là biểu hiện tối cao của cái Tuyệt đối – tức Lư tính – tự nhân thức chính ḿnh, th́ Hoelderlin chỉ xem đó là một dự báo (die Ahnung) c̣n phải chờ bản thân Lư tính kiểm nghiệm. Trước cả Nietzsche, Dilthey và trước rất xa Horkheimer, Adorno và các nhà “hậu hiện đại”, ông lo ngại trước tính “công cụ” của lư tính: “Từ giác tính đơn thuần (der Verstand), không thể có triết học, v́ triết học là cái ǵ sâu xa hơn nhiều những tri thức hữu hạn về cái hiện tồn. Từ lư tính đơn thuần (die Vernunft) cũng không thể có triết học, v́ triết học c̣n là cái ǵ khác hơn là đ̣i hỏi mù quáng một sự tiến bộ không ngơi nghỉ để kết hợp rồi tách rời các vật liệu khả giác” (12). Nếu triết học không là ǵ khác hơn là tư duy thuần túy lư tính, th́ so với thi ca, nó lại bất cập: không thể đặt nền cho đạo đức học. Từ lư tính đơn thuần, không thể rút ra lư tưởng nhân đạo hoặc thực tiễn cuộc đời. Lư tính không tự đặt nổi nền cho chính ḿnh, cũng không thể mang lại mục đích cho cuộc sống. Không mang lư tưởng lại cho lư tính, thậm chí nó sẽ trở thành công cụ khủng bố bạo tàn. (Hegel về sau cũng có phân tích sâu sắc mặt này trong “Hiện tượng học Tinh thần”). V́ thế, nó chỉ là quan năng hạng nh́, cần được định hướng bởi “cái đẹp của tinh thần và của trái tim”. Chúng ta phải huy động toàn bộ khả năng nhận thức của con người nếu muốn mang lại chân lư và ư nghĩa cho cái Toàn thể. Toàn bộ năng lực ấy của con người, theo ông, chính là nghệ thuật thi ca theo nghĩa rất rộng. Là đứa con của thời Khai sáng, hẳn nhiên ông chỉ chấp nhận một tri thức có thể đứng vững trước sự kiểm tra của Lư tính theo nghĩa Trí tuệ (Ratio), ông không thể đi giật lùi trước sự Khai sáng như các nhà lăng mạn, điều ông muốn là một sự “khai sáng cao hơn” mà Hegel cho rằng đă trở thành sự thật trong triết học của ḿnh. Cho nên, với Hoelderlin, tự do có nghĩa là tự giải thoát khỏi những rào cản của nhận thức, là vươn tới cái c̣n Bỏ Ngỏ (das Offene).

 

H́nh tượng điển h́nh của ông, v́ thế, là Hyperion, tên nhân vật chính trong tác phẩm lớn của ông, là h́nh tượng con người tự đào luyện, bị tha hóa và không ngừng tự khắc phục tha hóa. Hyperion luôn bị đánh mất thiên đường của ḿnh – qua h́nh ảnh “đoạn trường" của nàng Diotima – và phải nỗ lực không ngừng để lên đường t́m lại. Tên tức là người: Ion (tiếng Hy Lạp) là kẻ lữ hành, Hyper là quá mức độ. Hyperion, Hyper-Ion: người lữ hành miên viễn, kẻ trường lữ.

 

4. Như đă nói, “thi ca” (Dichtung, Dichtkunst) được Hoelderlin bàn cặn kẽ theo nghĩa hẹp lẫn nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, phản đối mỹ học duy lư của Baumgarten, ông cho rằng, chính thi phẩm đóng vai tṛ ḥa âm, điều tiết (Akkord) cho các năng lực tinh thần khác của con người, nó điều tiết cả cảm tính, giác tính và lư tính (các khái niệm này được hiểu theo nghĩa của Kant). Theo nghĩa rộng, thi ca phản ánh tính cách “hyperpol” của tinh thần con người luôn có khả năng suy tưởng vượt ra khỏi ranh giới của kinh nghiệm, nó tạo nên các bước nhảy vọt về chất trong tư duy, tạo ra được cái chỉnh thể (Einheit) mà tư duy phản tư (trong đó, chủ thể, khách thể và hành vi phản tư tách rời nhau) không thể thực hiện (xem thêm (13)). Từ tiền đề duy tâm khách quan, Hoelderlin xem thi ca là sự tái tạo về mặt cấu trúc quy luật vận động của Tinh thần, và Tinh thần cần thông qua thi sĩ (với Hegel là triết gia) như công cụ tất yếu để tự nhận thức. Cả các quan hệ xă hội, văn hóa, và mối liên lạc giữa con người và tự nhiên tự chúng đă là “những tác phẩm nghệ thuật” do “thiên nhiên” tạo ra theo bản chất của con người. Triết gia – Thi sĩ có cả nghĩa vụ góp phần thực hiện lư tưởng xă hội, mang tri thức của ḿnh ra phục vụ cho tự nhiên và xă hội theo lư tưởng của cái đẹp (xem thêm (14)). Cả tôn giáo – về bản chất cũng mang tính thi ca (15). Điều đó không có nghĩa rằng tôn giáo và thi ca là một, càng không phải chuyển thi ca thành đức tin tôn giáo mà v́ cả hai có cùng cấu trúc ẩn tàng.

 

Mỗi bài thơ (Gedicht) cũng mang cấu trúc của Tinh thần như một tái tạo: nó mang tính “đối lập-thống nhất” để chuyển được cái “đối lập-thống nhất” là thành tựu của Tinh thần ở bên ngoài làm chất liệu bên trong cho một toàn thể biện chứng. Hegel cũng nh́n nhận nghệ thuật, tôn giáo, triết học đều có cùng nội dung là cái Tuyệt đối, nhưng ông phân cấp “cao thấp”: nghệ thuật phản ánh cái tuyệt đối bằng cảm quan (Anschauung), tôn giáo bằng biểu tượng (Vorstellung), và triết học bằng tư tưởng thuần túy (reine Gedanke) một cách tách rời. Hoelderlin muốn kết hợp lại thành một chỉnh thể, hay như cách nói của ông: “Huyền thoại – (tức nghệ thuật thi ca) phải mang tính triết học để mang lại lư tính cho quần chúng, c̣n triết học phải trở thành thi ca để làm cho các triết gia biết cảm xúc” (16).

 

Muốn vậy, phải đi t́m Ngôn ngữ mới. Hoelderlin ư thức sâu sắc về mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ. Trong “Mnemosyne”, ông xét t́nh trạng tha hóa hiện nay của con người – giai đoạn đối lập biện chứng quyết liệt, trực tiếp trong đời sống của giống loài và của từng cá thể, – đồng thời cũng là sự tha hóa của Ngôn ngữ:

 

“Chúng ta chỉ là những kư hiệu

trống rỗng, vô nghĩa lư

chúng ta dửng dưng vô cảm và

gần như đánh mất hết ngôn ngữ về nơi xa lạ” (17).

 

Ngôn ngữ ṃn cũ rút giảm cái mới của Kinh nghiệm mới vào ngôn ngữ của cái cũ, cái đă biết, rồi quên lăng đi. Ông quyết tạo ra một ngôn ngữ thi ca mới, một cung điệu mới (Sangesart) bắt buộc phải khác với ngôn ngữ trước nay. “Bắt buộc” v́ đây là yêu sách nội tại, chứ không phải để “lập dị”, tương ứng với giai đoạn phát triển hiện tại của tri thức và đời sống. Ông cho rằng, về khách quan, con người đang sống trong những điều kiện cho phép họ vươn tới nhận thức đầy đủ về chính ḿnh và về thế giới; về chủ quan, ông tin vào năng lực giải minh (hermeneutisches Vermoegen) của con người: “Con người có thể đặt ḿnh vào hoàn cảnh người khác, có thể làm cho thế giới của người khác thành thế giới của chính ḿnh” (18) mà ông gọi ẩn dụ là cuộc “hội thoại” (Gespraech) (19). Con người đủ trưởng thành cho đối thoại. Và ngôn ngữ tương ứng mới làm cho cuộc đối thoại thành tựu.

 

Thi ca, như thế, có tác dụng thanh tẩy (Katharsis): người thi sĩ sống trọn vẹn bi kịch của thời đại (kiểu nói khác của Hegel: “triết học thấu hiểu thời đại ḿnh bằng tư tưởng”), xem bi kịch là điều kiện phát triển tất yếu của đời sống, truyền đạt cho người cùng thời để họ không sợ hăi trước bước đi khủng khiếp của lịch sử, làm tăng thêm sức sống để chào đón thời đại mới.

 

Thời đại mới nói ở đây là “thời đại hoàng kim” được khôi phục, là sự Trở-Thành-Một (Eins-Werden) với cái đă bị tha hóa (kể cả với nội tâm bị tha hóa của bản thân ta) trong một trạng thái “Tỉnh thức hoàn toàn của Tinh thần”, một “Hiện tại miên trường của cái Ở đây và Bây giờ” (volle Geistes – Gegenwart), trong đó, Quá khứ và Tương lai đều được vượt bỏ (aufheben) một cách biện chứng. (Như ta biết, về sau, Heidegger sẽ đi sâu vào điểm tinh túy này một các âm u, kỳ tuyệt như thế nào trong phân tích của ông về Thời gian. Các nhà Thiền học cũng có thể gặp ở đây ít nhiều sự tương ứng…).

 

5. Như có nói qua ở trên, trong khi Hegel tin rằng đă đạt được chân lư qua hệ thống triết học của ḿnh th́ với Hoelderlin, chân lư c̣n ở phía trước. Đây là điểm khác cơ bản về nhận thức luận giữa ông và Hegel đồng thời cũng có chỗ khác với trào lưu “hậu hiện đại” hiện nay đang muốn xem ông như một đồng minh. (Chúng tôi cũng có gợi qua việc thử đọc thơ Bùi Giáng theo kiểu “hậu hiện đại” trong bài viết nhỏ cách đây mười năm (20)).

 

Trào lưu “hậu hiện đại” (với các tên tuổi như Lyotard, Derrida, Deleuze… ở Pháp và M. Frank, W. Welsch… ở Đức) bất tín nhiệm mọi loại hệ thống triết học dựa trên lư tính để vươn tới cái Toàn thể mà họ gọi là những “chuyện hư cấu khổng lồ”. Triết học hậu hiện đại đi đến kết luận giống như Hoelderlin về sự bất lực của lư tính đơn thuần, nhưng Hoelderlin rút ra từ đó những hệ quả khác hẳn, ở đây chỉ xin nói lướt qua hai điểm chính:

 

Nếu các triết gia hậu hiện đại tập trung phê phán Hegel ở chỗ Hegel xem cái chân lư chỉ có thể là cái toàn thể (Das Wahre ist das Ganze) th́ cũng là đă đả kích chính tiền đề mà Hoelderlin có chung với Hegel. Hoelderlin giữ vững nguyên tắc về cái toàn thể, ông chỉ muốn nói: Các quan năng khác – ngoài lư tính – có thể cảm nhận nhiều điều hơn lư tính, do đó, thi sỹ dự cảm được cái toàn thể mà người ta không thể phủ nhận một cách đơn giản chỉ v́ chưa được lư tính kiểm nhận. Ngăn cấm không cho phát biểu về cái Toàn thể th́ cũng tức là lại muốn đặt mọi quan năng khác dưới sự điều chỉnh độc đoán của lư tính. Hoelderlin không hướng về cái phi lư tính thần bí (irrational) hay phản lư tính (antirational), h́nh như ông muốn hướng tới cái siêu lư (metarational).

 

Trong khi phê phán quan niệm về cái Toàn thể trong triết học cận đại, các nhà hậu hiện đại lại viện dẫn lối tri thức phản tư của thời khai sáng, bác bỏ mọi cái ǵ không kiểm chứng được (ví dụ: các giá trị tối cao, bản thể tuyệt đối, ư niệm, Tinh thần tuyệt đối…). Hoelderlin th́ rất hoài nghi khái niệm lư tính rất tĩnh tại của thời khai sáng. Theo ông, thật là vô lư khi cho rằng những ǵ tri thức con người đă đạt được đến nay là không thể vượt qua được nữa, xét về mặt lịch sử. Ông nói đến “tiếng gọi hướng về cái Bỏ Ngỏ” (Der Ruf ins Offene), về kẻ “lữ hành miên viễn” là nói ẩn dụ về niềm hy vọng rằng lịch sử và cả tri thức con người, là chưa hoàn tất. Tinh thần con người – như đă dẫn – có tính “hyperpol”, nó tiếp tục suy tư, t́m kiếm. Đồng thời năng lực “hyperpol” ấy chỉ phát huy được nếu con người được kích thích để vượt lên quá sức ḿnh. Chân trời không phải tự phơi mở ra cho những người thụ động, tinh thần con người phải luôn tỉnh thức, sẵn sàng đón nhận những kinh nghiệm và h́nh thái suy tư phá vỡ hạn độ hiện có. Bổ sung cho sự phản tư thông thường, cần một h́nh thái “phản tư mang tính thi ca” (poetische Reflexion).

 

Câu thơ nổi tiếng của Hoelderlin: “Con người, sống trên mặt đất, như một thi sĩ” (Dichterisch, auf der Erde, wohnt der Mensch) là hiểu theo nghĩa đó.

 

6. Chúng ta đă dừng lại khá lâu – tuy rất sơ sài – với Hoelderlin như một sự chuẩn bị tối thiểu để bước vào với Heidegger trong quyển sách này. Giống như rời thế giới vật lư của Newton để bước vào thế giới lượng tử, đọc Heidegger rất khó. Bùi Giáng t́m thử một lối vào bằng ngôn ngữ và “cung điệu mới” của riêng ông. Xin dành sự tinh khôi trọn vẹn mời bạn đọc tự cảm nhận và đánh giá. Đúng như G. Figal nhận định: “Điều khó phủ nhân là: Sau Heidegger, không thể hiểu được triết học Âu Châu thế kỷ 20 mà không biết tới Heidegger” (21) và “Nếu người ta muốn suy tư khác ông th́ trước hết hăy suy tư với ông đă (22). Qủa vậy, không có ông th́ triết học hiện sinh của J. P. Sartre khó h́nh thành cũng như Đạo đức học của E. Lévinas; H. G. Gadamer cũng không phát triển được giải minh học triết học (philosophische Hermeneutik), Michel Foucault và J. Derrida chắc cũng sẽ viết khác nếu không tiếp cận với ông. Ông cũng là triết gia thế kỷ XX có cái nh́n mới mẻ về lịch sử triết học: nhờ ông mà các tác giả cổ điển như Platon, Aristotle, Kant, Hegel được – và cần được – đọc lại theo kiểu mới. Không có ông th́ các di văn ít ỏi của Parmenide và Heraklit chỉ c̣n là đồ cổ. Nietzsche, Kierkegaard, Dilthey… nhờ ông mà được giới triết học trọng thị trở lại. Ông phục hồi triết học trong mối gắn bó mật thiết với truyền thống, đồng thời gợi mở nhiều cách lư giải lư thú độc đáo. Cũng v́ thế, đọc ông càng khó nếu trước đó không nắm vững ít nhiều Hegel, Husserl, Dilthey, Hoelderlin, Nietzsche, E. Juenger, nhất là Platon và Aristote.

 

Đặc điểm chủ yếu của thời đại chúng ta – theo ông – là xu thế hướng về tính khách quan của đối tượng mà ít khi chịu suy nghĩ về ư nghĩa và điều kiện khả thể từ đâu có xu hướng đó. Xu hướng này bắt nguồn như một bước tiến bộ từ việc xem con người có vị trí ưu tiên tuyệt đối trong vũ trụ. Điều đó trở thành hiển nhiên kể từ thời cận đại, khi “con người” chứ không phải “Tinh thần” trở thành đối tượng chính của triết học (đặc biệt từ Feuerbach) song đồng thời mọi cái c̣n lại chỉ hiện diện như đối tượng, như vật thể luôn là “đối thủ” cần bị khuất phục của tư duy và hành động của con người. Đó lại chính là “di hại” lâu dài của bản thân truyền thống siêu h́nh học “lăng quên hữu thể”, luôn làm cho hữu thể bị chết cứng như một vật thể, dù được mang danh hiệu nào: Sự Thiện tối cao, Thượng Đế, Tinh thần tuyệt đối, Ư chí cường lực… Cách nh́n một chiều ấy gây nên tổn hại gấp đôi: thế giới quanh ta ngày càng bị vật hóa, lùi xa ta; c̣n ta trơ lại trong cái trục chủ thể trống vắng, mất hết ư nghĩa (ví dụ như trong một quan niệm y học máy móc xem con người toàn diện của bệnh nhân chỉ như một thể xác đơn thuần. Cơ cấu tâm-thể toàn diện bị đổ vỡ hoàn toàn).

 

Người ta đă hiểu lầm câu nói nổi tiếng của Protagoras “con người là thước đo của vạn vật” theo nghĩa thuần túy “duy chủ thể” của thời cận đại mà quên rằng câu nói ấy cũng ngụ ư về tính hữu hạn của tri thức con người. Tri thức ấy thiết yếu gắn liền với một thực tại toàn diện, không thể “đối tượng hóa” hết được. Ngay Kant cũng c̣n hiểu tự do theo nghĩa tự cưỡng chế chính ḿnh (Selbstzwang), xem chính ḿnh là đối tượng, là “đối thủ” phải chinh phục. Ngược lại, khái niệm tự do đích thực của cổ Hy Lạp là con đường thênh thang hướng về cái Bỏ Ngỏ (das Offene), nó t́m chọn cái cần cho ḿnh trong sự phong phú xinh tươi của thế giới. Cũng thế, ư thức không có nghĩa là cái ǵ tự tại, tự cô lập mà luôn kết hợp hữu cơ với những ǵ ư thức hướng về. Cũng như ư thức, ngôn ngữ đan dệt một làn da sống động, ấm áp bao quanh thế giới, không phải là sản phẩm khô khan của trừu tượng hóa, mà cũng chia sẻ khổ vui với thế giới.

 

Heidegger muốn vượt qua, – ông nói nhẹ nhàng hơn – muốn “cho qua” (“verwinden” thay v́ “ueberwinden”) cách nh́n củ để hướng tới – bằng cách trở về (Rueck-tritt) với sự hồn nhiên đầy ngưỡng mộ đối với thế giới (Weltfroemmigkeit) đă bị đánh mất, bị lăng quên, từ đó làm cho thế giới trở lại là nơi con người có thể “cư ngụ” được, thành “ngôi nhà” êm ái, c̣n con người biết nâng niu bảo vệ, làm kẻ mục đồng “canh giữ” cho “quê hương” đích thực của ḿnh.

 

Điều dễ hiểu là cách đặt vấn đề như trên (đă bị quá giản lược) của Heidegger đă tác động mạnh mẽ đến tâm thức của người Tây phương hiện tại, từ việc cần nh́n nhận lại những di sản văn hóa và tư tưởng của quá khứ đến việc chọn thái độ trước những yêu cầu bức bách của đời sống hiện đại: sự khủng hoảng sâu sắc trong tâm lư cá nhân trước sức ép ngày càng mănh liệt của cuộc sống vật chất, quan hệ phức tạp giữa con người với thế giới kỹ thuật và môi trường sinh thái, giữa nền văn minh Tây phương trong cuộc đối thoại và ḥa nhập với các nền văn hóa khác.

 

Đồng thời cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề lư luận và thực tiễn, nơi đó câu hỏi vẫn c̣n nhiều hơn câu trả lời. Ở đây chỉ xin nhắc qua vài điểm khá gần gũi với chúng ta:

 

Với mỹ học hiện đại:

 

Heidegger và tiếp sau ông là Gadamer – từ nguồn cảm hứng với Hoelderlin – đă và tiếp tục gây nhiều tranh luận sôi nổi trong mỹ học, chủ yếu xoay quanh vấn đề tương quan giữa nghệ thuật và chân lư. Người nghệ sĩ – hay nghệ thuật nói chung – có “ưu thế” đặc biệt nào trong việc tiếp cận chân lư? Nếu có, th́ từ đâu “biết” được điều ấy nếu không phải lại từ tư duy triết học? Và triết học sẽ làm ǵ hay tự  “đào nhiệm” để chuyển việc “bất khả” ấy cho mỹ học như R. Bubner đă trách (23)? Có thể lại trở về với sự “phân công” trước đây: triết học “phụ trách” chân lư, c̣n mỹ học đến với những “kinh nghiệm thẩm mỹ” như Kant nói? Nhưng “kinh nghiệm thẩm mỹ” không tiếp cận với chân lư sẽ đi về đâu? Tóm lại, Kant, Hegel, Heidegger vân c̣n gây nhiều âm vang và bối rối trong việc đi t́m nền tảng cho lư luận mỹ học hiện đại.

 

Với chủ nghĩa Marx:

 

Marx và Heidegger – mỗi ông từ những tiền đề và giác độ khác nhau – đều đặt vấn đề tha hóa một cách sâu sắc. Heidegger nhận định: “Điều mà Marx, khởi đi từ Hegel, nhận ra sự tha hóa của con người trong một ư nghĩa thiết yếu và quan trọng, bắt nguồn từ sự mất quê hương (Heimatlosigkeit) của con người thời cận đại. Sự mất quê hương này là thân phận của Hữu thể bị chính h́nh thái của siêu h́nh học tạo ra, củng cố và che đậy. V́ lẽ Marx, qua việc nhận thức sâu sắc sự tha hóa, đă đạt đến chiều kích căn cơ của lịch sử, cho nên quan niệm mác-xít về lịch sử hơn hẳn các loại sử luận khác. Song bởi cả Husserl lẫn Sartre đều không nhận chân được tính bản thể của sử tính trong Hữu thể, cho nên cả hiện tượng luận lẫn chủ nghĩa hiện sinh không đi vào được một chiều kích mà chỉ trong đó mới có thể mở ra cuộc đối thoại bổ ích với chủ nghĩa Marx” (24). Cái “chiều kích” đối thoại trong viễn tượng đặt vấn đề hữu thể một cách triệt để ấy đến nay vẫn c̣n để ngơ.

 

Với triết học đông phương:

 

Gadamer viết: “Heidegger luôn cố gắng dùng những khái niệm truyền thống của lối tư duy Tây phương – Âu Châu để phơi bày những kinh nghiệm nguyên khởi của Dasein (Tại thể-người) c̣ bị ẩn khuất” (25), đồng thời “cũng không có ai dám mạo hiểm như ông, thử dùng những khái niệm bất quy ước trên một nền móng khá chao đảo, khi ông là người đầu tiên tiếp thu các kinh nghiệm của các nền văn hóa khác, nhất là của Châu Á, kể cả của Thiền học, như là những khả năng mang lại kinh nghiệm mới cho chính chúng ta (người Tây phương, ND)” (26).

 

V́ thế, không lạ ǵ khi đọc Heidegger, nhất là các tác phẩm về sau của ông, ta dễ gặp đâu đó nhiều thuật ngữ rất quan trọng có chút ǵ gần gũi, thậm chí trùng hợp với thuật ngữ khá quen thuộc của triết học Đông phương. Chỉ xin nêu vài ví dụ điển h́nh: “Der beweegende Weg”, “Das Geringe”, “die Gelassenheit”, “das Weltgeviert”… gợi đến các chữ: “Đạo”, “Huyền Tẩn”, “vô vi”, “Tứ phương" (Thiên, Địa, Nhân, Tự nhiên – hay Thần) của Lăo học; “die Lichtung”, “das Gelaeut der Stille”… gợi đến các chữ “chiếu diệu”, “mặc như lôi” (im lặng sấm sét) trong Phật học, nhất là chữ mấu chốt “das Ereignis ereignet” gợi chữ “Sinh Sinh” trong Dịch học… Các từ này quả nhiên không phải là sản phẩm của truyền thống tư duy Hy Lạp quen thuộc – dù theo ông, đó mới chính là phần vô ngôn, “bất suy tư” (Im-Pensé, Un-gedachte) ẩn tàng trong thời Hy Lạp cũ.

 

Nhờ thế, có khi chúng ta lại có vẻ dễ cảm thụ tư tưởng của ông hơn một số không ít người đọc Tây phương quen với lối tư duy Hy Lạp truyền thống thường thiên về t́nh khách quan nhằm thắng vượt đối tượng của chủ thể nhận thức.

 

Nhưng chính ở đây cũng dễ dẫn tới ngộ nhận về một sự đối thoại giản đơn bằng cách đồng nhất hóa dễ dăi. Chính ông lưu ư chúng ta: “sự khác biệt trong cách hành xử với thế giới làm cho việc đối chiếu các luận điểm của triết học Tây phương và Đông phương có lúc trở thành bất khả. Ai làm như thế th́ chỉ là xuyên tạc. V́ lẽ các tiền đề quá khác nhau” (27). Nhắm đến các độc giả Tây phương, ông c̣n nói: “Tôi cho rằng, người ta chỉ có thể chuẩn bị cho một sự “chuyển hướng" (Umkehr) ở ngay tại vùng đất mà nơi đó thế giới kỹ thuật hiện đại đă h́nh thành, chứ không phải bằng cách tiếp thu Thiền học Phật giáo hay các kinh nghiệm tâm linh nào khác của Đông phương. Để chuyển hướng, người ta cần sự hỗ trợ của bản thân truyền thống Âu Châu với cách tiếp cận mới. Suy tư chỉ có thể chuyển hóa bằng suy tư có cùng nguồn cội và đặc tính” (28).

 

Theo truyền thống tư duy Tây phương – Âu Châu, ông không chịu dừng lại ở một vài “tri kiến” nhất thành bất biến, mà tiếp tục tra hỏi, chịu thất bại và lại tra hỏi tiếp. Sự chuẩn bị cho đối thoại là khó khăn và lâu dài. Như trái cây tự ḿnh chín tới, thời gian là cần thiết để Tây phương cảm thụ thêm những “kinh nghiệm suy tư” (Denkerfahrungen) mới ngay trên mảnh đất của họ. Và Đông phương cũng cần thời gian để thực sự làm quen lối tư duy Hy Lạp, tránh thái độ tự măn hời hợt, ngây thơ và bằng con đường Lư tính thông qua sự đào luyện  - nói như Hegel - của một “nỗ lực khổng lồ của khái niệm” (Anstrengung des Begriffs), tức của tư duy lư luận.

 

 

Xin kết thúc bằng một lời tâm sự của tác giả Bùi Giáng: “kẻ viết mấy gịng này, vẫn ân hận: đầu ba thứ tóc, bốn thứ sương, pha mười loại gió tuyết… c̣n đủ th́ giờ chăng để theo đuổi đến đâu? Xin ngồi lại bên đường. Trao lại chừng này là cây gậy và một ít hành trang. Thiếu thốn nhiều? Khuyết điểm lỗi lầm c̣n lắm? Nhưng cái cốt yếu – tin chắc là có đủ rồi. Cái cốt yếu giúp nhau trên con đường đi t́m trở lại để bước đến cùng cái nẻo riêng tài hoa ḿnh chọn lựa – đúng hơn: cái lối riêng mà Định mệnh đă phó thác riêng cho tài hoa mỗi người” (783).

 

Ông khiêm tốn và thành thật. Trong ṿm trời khô khan của triết học, người ta nghiêm nghị và đăm chiêu quá, nhất là các triết gia Đức, họ ít biết cười. Ông nắm tay dẫn họ vào cuộc hôn phối. “Cuộc hôn phối nào? Là Càn lấy Khôn, Trời cưới Đất, Gió Mộng gả Sóng biển cho rừng. Tồn thể đi về trong câu hỏi là của lời câu hỏi cưới xin; môi miệng em thốt lời, là Lời Khói hương phụng hiến” (765). Câu văn trầm mặc của Heidegger trở nên tưng bừng qua tay Bùi Giáng. Ông đưa “gió mộng”, “khói hương" vào triết học, và như thường lệ, dắt cả Chị Kiều, Em Thúy vào chơi để nhờ Chị Em góp tiếng cười giải thoát trước những “công án” vỡ đầu. Công ông chỗ đó.

 

Chúng tôi mạo muội làm việc quá sức ḿnh là viết mấy lời giới thiệu nôm na này, để thay mặt các thân nhân của cố tác giả, xin tạ tấm ḷng liên tài của Nhà xuất bản Văn học đă cho in lại sách ông.

 

Bùi Văn Nam Sơn

Tháng 5-2000

 

 

 

-------------------------------------------

 

Chú thích:

 

(1) Henry Corbin, Lời tựa quyển “Siêu h́nh học nhập môn” của Heidegger do ông dịch ra tiếng Pháp.

 

(2) Xem “Lời Cố Quận”, “Lễ Hội Tháng Ba”… Bùi Giáng diễn dịch “Erlaueterungen zu Hoelderlins Dichtung” (Minh giải về thơ Hoelderlin) của Heidegger: (GA4, 1981). Tác phẩm của Heidegger: “Toàn tập Heidegger” (Gesamtausgabe, (viết tắt: GA) xuất bản từ 1975, NXB Vittorio Klostermann, Frankfurt/M).

 

(3) Caligula: tên vở kịch và cũng là nhân vật bạo chúa La Mă của Camus

Martha: tên nhân vật nữ trong vở kịch “le Malendendu” (Ngộ Nhận) của A. Camus, Martha muốn “đổi đời”, cùng mẹ mở hắc điếm đầu độc khách trọ để cướp bóc. Một hôm nàng giết nhầm anh ruột của ḿnh…

 

(4) Lời một bài hát của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

 

(5) M. Ponty, Signes, dẫn theo BG., (II. 106)

 

(6) Lời than của Đức Khổng: “Thái Sơn kỳ đồi hồ! Lương mộc kỳ hoại hồ! Triết nhân kỳ nuy hồ!” (Núi Thái sơn mà đổ sao, cây gỗ tốt mà hỏng sao, bậc triết nhân mà nguy sao?).

 

(7) Platon, Politeia, 595a-608b.

 

(8) A. G. Baumgarten, Aesthetica, Frankfurt/O. 1750-58, 630.

 

(9) F. Hoelderlin, StA III, 1; 298.

 

(10) Tác phẩm của Hoelderlin: - Toàn tập (Saemtliche Werke, Stuttgart, 1943-1985, viết tắt StA).

- Toàn tập (Saemtliche Werke, Frankfurt / M 1976, viết tắt FHA).

 

(11) J. H. Lyotard, Das postmoderne Wissen, Graz / Wien 1986, tr. 13 (Nguyên tác tiếng Pháp: “La condition postmoderne”).

 

(12) Hoelderlin, StA, 1; 298.

 

(13) Theo Hoelderlin, triết học chỉ xuất hiện ở những nơi nào có cảm thức về sự ḥa điệu (Harmonie). Triết học đúng là bắt đầu từ sự ngạc nhiên nghi ngờ nhưng ư thức về mâu thuẫn và sự khiếm khuyết, tức cái “đại nghi” chỉ có thể phát triển nếu con người đồng thời cũng có cảm thức về sự hoàn hảo, sự hoàn thiện. Cho nên, v́ cổ Hy Lạp cảm nhận sâu sắc về cái “Một vô hạn” (FHA XI; 681) nên mới nêu được quan niệm “HEN DIAPHERON HEAUTO”, tức “Cái Một nằm trong sự tự phân ĺa”, tức “bản chất của cái đẹp” (FHA XI; 681), cơ sở tối hậu của vạn vật.

 

Xem thêm: “Nếu phản tư không bao giờ có thể nắm bắt được cái nguyên ủy của chính nó là ǵ, th́ phản tư cũng bất lực trong việc vượt bỏ những phân ly giữa cái Tôi và thế giới. Chỉ có nghệ thuật là có thể làm hiển lộ điều mà không tư duy hay hành động nào có thể làm được: tính thống nhất nguyên thủy của tồn tại. Trong nghệ thuật, bằng “thẩm mỹ”, sự thống nhất của chủ thể và khách thể mới trở thành thực tại, điều mà bằng “lư luận” chỉ có thể làm được trong một tiến tŕnh vô tận”. (G. Kurz, Mittelbarkeit und Vereinigung. Zum Verhaeltnis von Poesie, Reflexion und Revolution bei Hoelderlin. Stuttgart 1975, tr. 64).

 

(14) Trong Hyperion, bằng cách diễn tả bóng bẩy, Hoelderlin nêu ư này rất sớm: Chỉ khi nào con người truy t́m chân lư với tinh thần khao khát và với sự nhạy cảm đầy tỉnh thức của toàn bộ cảm quan, họ sẽ cảm thụ được cái đẹp phơi mở ra ngay trong những ǵ vi tế nhất, v́ chúng đều là biểu hiện của sự ḥa điệu vũ trụ (FHA X, 209). (…) Trong cái đẹp, con người nhận ra mối tương thông của toàn bộ thực tại. Tri thức không có mục đích tự thân, mà có chức năng thực tiễn trong đời sống. Con người phải dùng tri thức của ḿnh để cải tạo t́nh trạng hiện tồn của xă hội và cải tạo tự nhiên theo lư tưởng được phơi mở ra trong cái đẹp (FHA X, 212). (Sau này Marx cũng có cách nói gần tương tự: “… con người nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp…” (Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844).

 

(15) Henning Bothe, Hoelderlin, Hamburg 94, tr. 54-56.

 

(16), (17), (18), (19) Hoelderlin, StA IV, 1, 298; StA II, 1, 195; FHA XIV, 45; StA, III, 536

 

(20) Vài nét về Bùi Giáng, Tưởng nhớ Thi sĩ Bùi Giáng, NXB Trẻ, 1999 (tr. 32).

 

(21) Guenter Figal, Heidegger, Hamburg 92, tr. 8.

 

(22) Sđd, tr. 9.

 

(23) Ruediger Bubner: Aesthetische Erfahrung, Frankfurt / M 1989

Xem thêm: Positionen der Aesthetik, C. Helferich, Muenchen 1998

 

(24) Heidegger, GA Bd 9, tr. 339

 

(25), (26) Hans – George Gadamer, Heideggers Wege, Tuebingen 1983 tr. 31 và tr. 64.

 

(27) dẫn theo H. W. Petzet, Begegnung und Gespraeche mit M. Heidegger 1929-1976, Frankfurt/M, 1983, tr. 185.

 

(28) dẫn theo E. Fraentzki, Der missverstandene Marx, Pfullingen 1978, tr. 264.



* Chữ “das Sein” thường được dịch sang tiếng Việt là “tồn tại”. Trong triết Heidegger, dịch là “hữu thể” hay “tồn thể” như Bùi Giáng hợp hơn chăng? Có khi Heidegger cố ư viết là “das Seyn” theo nghĩa nguyên sơ (urspruenglich) để phân biệt hẳn với “das Sein” của bản thể học (Ontologie) truyền thống và nhất là với “das Seiende” là vật thể, cái tồn tại.




Lượt truy cập: 522285
Powered by EasyVN