Trang chủ
Hội đồng gia tộc
Quá trình phát triển của Bùi tộc Vĩnh Trinh
Từ đường ở quê nhà Vĩnh Trinh
Chi nhánh từ đường tại TP. Hồ chí Minh
Phổ hệ Bùi tộc Vĩnh Trinh
Tin tức gia tộc
Nhân vật
Thư viện ảnh
Video
Thông báo tin vui
Tin buồn
Tin vui
BÙI TÚC

 

BÙI  TÚC

(1865 - 1937)

----------O0O---------

 

 

Ông BÙI TÚC húy Văn Nghi, tự Tạ Công, tục danh Ông BÁ HUYNH là trưởng nam của Ngài Thị giảng Bùi Thân và Bà Chánh thất Nghi nhân Đặng thị Sung.

Ông sinh ngày 7-2-năm Ất Sửu (1865) tại Vĩnh Trinh.

Ông người thanh mảnh, ḿnh hạc, xương mai, mắt sáng, tai to, râu vừa, ăn mặc b́nh dị, tính t́nh cương trực, nghiêm nghị.

Thuở nhỏ, Ông thụ giáo với Ngài Lưỡng khoa Tú tài Phan Tuyên tự Ngọc Trai, quê ở Bàn Lănh, Điện Bàn.

 

Năm 20 tuổi - Giáp Th́n, 1884 - Ông kết duyên cùng Bà PHAN THỊ TRANG, ái nữ của Ngài Tú tài Phan Tấn, tự Khiết Kỷ, quê tại Bàn Lănh.

Năm Ất Dậu, 1885, sau kỳ sơ tuyển ở Tỉnh, Ông lều chỏng lên đường ra Huế ứng thí, mong hiển thân bằng đường khoa cử. Nhưng kinh thành gặp cơn chính biến, Ông phải quay về, hoài bảo không thành.

Sang năm sau - Bính Tuất, 1886 - chẳng may thân mẫu Ông qua đời, Ông bèn gác mộng sách đèn, giúp đỡ phụ thân trông nom công việc gia đ́nh.

Thân phụ Ông đă nhân danh Ông tự nguyện lạc quyên vào công cuộc cứu tế, xă hội, nên Ông đă được Triều đ́nh Huế ân thưởng Tùng Cửu phẩm văn giai, Bá hộ. Từ đấy Ông được người ta gọi là Ông Bá Huynh.

 

Sau khi Ông có được Bà kế mẫu, Ông Bà xin ra biệt cư, ở ngay bên tả vườn của thân phụ.

Nhờ có ruộng đất của song thân trích hứa và cũng do sẵn tính siêng năng, cần kiệm, chẳng bao lâu Ông Bà đă trở thành một nhà cự nông trong vùng.

Ông bà sinh hạ được: 5 trai, 1 gái và 3 ấu vong.

Đối với gia đ́nh, Ông là một người con hiếu, một người anh thuận, một người chồng đảm, một vị cha hiền.

Đối với họ hàng, làng xóm, Ông là một người tốt, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

Ông đă giúp phụ thân trong việc kiến thiết Nhà thờ Tiền Hiền, xây mộ Tiền Hiền, đă lạc cúng thêm tự điền cho Tộc, Phái và thôn, ấp, đă giúp đỡ đồng bào trong chương tŕnh đắp đập khai mương.

Điểm đặc biệt là mặc dù hiền thê Ông mất sớm, nhưng Ông không tục huyền, chăm lo xây dựng cho con cái. Các con Ông đều có phẩm hàm và dinh cơ đồ sộ. Người th́ ở lại nguyên quán, người ra lập nghiệp ở tha hương như Thanh Châu, Phú Nhuận, Thu Bồn, Trung Phước. Các cháu chắt Ông hầu hết đều học hành giỏi, đỗ đạt cao, có một số đă xuất dương du học.

 

Lúc văn niên, Ông được quư tử - Ông Bà Bùi Phùng - rồi tiếp theo đích tôn - Ông Bà Bùi khắc Tục - chăm lo việc thần hôn rất nhiệt thành và chu đáo.

 

Tối rằm tháng 4 năm Đinh Sửu (1937) - sau mấy ngày cảm mạo khiếm an, nhưng vẫn tỉnh táo như thường - Ông bảo người nhà đi hái ít thứ lá cây, đem về nấu nước để lau ḿnh và thay áo quần mới cho Ông. Ông lại bảo con cháu lo chuẩn bị nấu cúng sớm - v́ sáng 16-4 là ngày chánh kỵ của Ngài Phạm thị Phụng, - để Ông kịp đi theo Bà Nội. Tuy vâng lời, con cháu vẫn không tin, nghĩ thầm là trong lúc đau yếu, Ông nói vậy thôi. Không ngờ, đúng như Ông đă nói, lúc trời vừa mờ sáng khi trưởng nam - Ông Bùi Thống - cùng một số Bà con mới cúng xong tuần rượu đầu ở nơi Từ đường (Nhà thờ Phái I), th́ nơi tư thất vội tin lên là Ông vừa trút hơi thở cuối cùng một cách nhẹ nhàng, êm ái. Nhân đấy một thân điệt của Ông - Ông Bùi Thường - đă thường nói: "Bác Bá không tu mà bằng mấy tu. Sống một đời đạo hạnh, như Kinh Phật đă dạy, Bác đă:

 

"Khi mạng gần chung,

Biết trước giờ chết

Thân không bệnh khổ,

Tâm không tham luyến,

Ư không điên đảo,

Như vào thiền định …"

 

Ông thọ 73 tuổi, an táng tại G̣ Mít, xứ Chà Rang, Vĩnh Trinh - tọa Giáp, hướng Dần, kiêm Canh Giáp - nơi Ông đă tự chọn từ lúc sanh tiền.

 




Lượt truy cập: 522358
Powered by EasyVN