Trang chủ
Hội đồng gia tộc
Quá trình phát triển của Bùi tộc Vĩnh Trinh
Từ đường ở quê nhà Vĩnh Trinh
Chi nhánh từ đường tại TP. Hồ chí Minh
Phổ hệ Bùi tộc Vĩnh Trinh
Tin tức gia tộc
Nhân vật
Thư viện ảnh
Video
Thông báo tin vui
Tin buồn
Tin vui
BÙI THỐNG

 

BÙI  THỐNG

(1885 - 1951)

----------O0O---------

 

Ông BÙI THỐNG tục danh Ô. Cửu Nhứt, Ô. NGHÈ THỐNG, hay Ô. Nghè Thu Bồn là trưởng nam của ông Bá Hộ Bùi Túc và Bà Phan Thị Trang. Ông là cháu đích tôn của Ngài Thị Giảng Bùi Thân.

            Ông sinh ngày 21 - 05 ẤÂ. Dậu (1885) tại Vĩnh Trinh .

 

            Thuở nhỏ Ông thụ giáo với Ngài Tú Tài Phan Tuyên ở Cổ Tháp. Ngoài ra Ông cũng được ông cậu ruột là Cụ Hường lô Cử nhân Phan Thanh Thúy ở Bàn Lănh chỉ vẽ thêm, nên khi lớn lên, Ông uyên thâm Nho học và am tường khoa Địa Lư. Ông có học thêm chữ Quốc ngữ và cho việc đọc sách báo hằng ngày là cần thiết.

 

            Ông có diện mạo quắc thước, oai nghi, tác phong nghiên chỉnh - xứng bậc con trưởng trong gia đ́nh và vị tự tôn của Tộc - nhưng tính t́nh Ông khoan dung, ḥa nhă nên ai cũng mến nể.

 

            Năm hai mươi tuổi, Ông kết duyên với Bà LÊ THỊ NHỨT, trưởng nữ của Ông Bà Lê Diên (Ô.B. Nghè Diên) thuộc một thế gia, vọng tộc ở La Kham, Điện Bàn.

 

            Năm sau, vâng lệnh song thân, Ông Bà lên lập nghiệp ở làng Thu Bồn để quản trị số đất do nội tổ và thân sinh đă tạo lập ở các vùng lân cận như Phú Đa, Phú Nhuận, Mỹ Sơn,v.v. . .

 

            Nhờ có tài sản của cha ông cấp hứa và do ở chí tiến thủ, óc kinh doanh, Ông Bà làm ăn rất phát đạt, đă xây dựng được một dinh cơ đồ sộ gồm có nhiều ngôi nhà ngói san sát nằm bên bờ sông Thu Bồn.

 

            Ông có hoài bảo lớn, muốn canh tân nông nghiệp, nên vào khoản năm1910, Ông đă thực hiện một công tŕnh quy mô đối với thời đại: đó là việc đắp đập Thạch Bàn với mục đích là việc dẫn thủy nhập điền cung cấp nước cho nông dân trên một vùng rộng lớn gồm nhiều làng nhiều xă để khỏi phải lệ thuộc vào thời tiết. Hằng trăm nhân công, kẻ chặt bối, người gánh đất, đă được xử dụng trong công tác này. Nhưng rất tiếc là kỷ thuật xây đắp mà Ông biết lúc bấy giờ không đáp ứng đầy đủ những nhu cầu chuyên môn, nên qua mùa mưa, nhân một trận lụt lớn, đập bị vỡ và Ông đă phải thương thảo khéo léo để đền bồi ổn thỏa những tổn thất đă vô t́nh xảy đến cho các đồng bào lân cận.

            Một vài năm sau  đó, với đầy đủ chuyên viên và cơ khí, chính quyền thời Pháp thuộc đă cho xây cất đập Thạch Bàn ở sát địa điểm mà Ông đă chọn,sự kiện nầy chứng tỏ là ông đă có khả năng am hiểu địa h́nh một cách xác đáng.

 

            Vẫn quyết tâm thực hiện công tŕnh dẩn thủy nhập điền, ba năm sau, Ông sáng lập " Bùi Thống Vệ nông Công Ty " với mục đích cơ khí hóa vấn đề thủy lợi bằng cách thiết lập " Nhà Máy Bơm nước sông Thu Bồn " tọa lạc tại làng Phú Đa. Máy bơm được một động cơ chạy bằng hơi nước vận chuyển, xử dụng củi làm nhiên liệu chính. Nước bơm lên được đưa vào một hệ thống đường mương chạy từ Phú Đa đến Thu Bồn để cung cấp nước cho nông dân.

Trong mùa nắng nhà máy chạy ầm ỹ liên tục, ban đêm đèn điện sáng trưng như ban ngày trong và chung quanh nhà máy, tiếng nước ồ ạt chảy vào mương cái như thác đổ là những cảnh tượng khó quên trong làng Phú Đa hẻo lánh và đă được mọi người chiêm ngưỡng cùng thán phục.

Lần này Ông thành công về mặt kỷ thuật, nhưng gặp lúc kinh tế khủng hoảng. Giá lúa rất hạ, nên lợi nhuận không bù đắp nổi các khoản chi phí.

            Song song với công tác thủy lợi, Ông lại c̣n tổ chức nuôi gà theo lối công nghiệp. Đàn gà của Ông lên đến mấy ngh́n con, nhưng vấn đề tiêm ngừa lúc đó chưa đựợc đặt nặng đúng mức, nên sau một thời gian, gà bị dịch, thiệt hại khá nhiều.

 

            Tóm lại, tuy những hoạt động về kinh tế của Ông chưa đem lại kết quả mong muốn, nhưng Ông đă có tầm nh́n xa, đă cải tiến đời sống nông thôn về nhiều mặt.

            Chính nhờ những đóng góp tích cực đó, mà sau này Ông đă được ân thưởng Minh nông Bội tinh và Hàn Lâm viện Kiểm bộ.

 

            Tuy không tham gia trực tiếp, Ông đă âm thầm hỗ trợ các tổ chức ái quốc lúc đương thời. Chính v́ phong trào Duy Tân thất bại, mà Ông đă bị Chính quyền theo dơi, gây khó khăn, trở ngại trong một thời gian dài .

            Ông bị bệnh đưa ra điều trị ở Đà Nẵng. Ông mất ngày 19 - 11 - T. Măo (1951), thọ 67 tuổi, an táng tại xứ Rẫy Cu, Thuận An, Ḥa Vang (gần chùa Vu Lan).

 

            Bà là người phụ nữ đảm đang, tháo vác. Ngoài việc giúp chồng trong hoạt động nông nghiệp, Bà c̣n ,tùy theo mùa, mua trử, buôn bán các loại đặc sản như cau khô, nón lá,v.v. . .

           

            Ông Bà sinh hạ được tất cả 14 người con và số thành gia thất chỉ gồm có 2 nam và 3 nữ.

 

Bà ở với các con, lúc tại Đà Nẵng, lúc vào Sài G̣n. Bà mất ngày 05 - 02 - N. Tư (1972), thọ 81 tuổi, an táng tại nghĩa trang Trung Việt Ái Hữu. Hạnh thông Tây, G̣ Vấp.

Sau nầy, tàn cốt của Ông và Bà đă được con cháu hỏa táng rồi đem cải táng tại nghĩa trang Lạc cảnh Viên Cedar Hill, tiểu bang Maryland, Mỹ Quốc.

 

            Cuộc đời của hai Ông Bà là một tấm gương tiến thủ cho con cháu.

 




Lượt truy cập: 522375
Powered by EasyVN