Trang chủ
Hội đồng gia tộc
Quá trình phát triển của Bùi tộc Vĩnh Trinh
Từ đường ở quê nhà Vĩnh Trinh
Chi nhánh từ đường tại TP. Hồ chí Minh
Phổ hệ Bùi tộc Vĩnh Trinh
Tin tức gia tộc
Nhân vật
Thư viện ảnh
Video
Thông báo tin vui
Tin buồn
Tin vui

 

BÙI  THIỆU

(1873 - 1946)

----------O0O---------

 

Ông BÙI THIỆU húy Văn Đề, tự Tục Thừa, thụy Cung Phát, tục danh Ông CỬU KIẾN.

- Sinh năm B. Tý (1876), tại Vĩnh Trinh, con trai út về đích phòng của Ngài Thị giảng Bùi Thân, thuộc một vọng tộc ở trong vùng.

- Người tầm vóc trung bình, thông minh và cương trực.

- Thuở nhỏ cũng theo đòi kinh sử như các gia huynh, nhưng không đua chen về khoa cử.

- Ông lập gia đình năm 20 tuổi, kết duyên cùng bà ĐỖ THỊ KIẾN, húy Quốc, hiệu Bang Viện, Pháp danh Như Cư.

- Năm 1898, Ông Bà lên cư ngụ tại làng Phú Đa.

 

- Hoạt động về kinh tế:

-          Dựng xe gió để dẫn thủy nhập điền.

-          Lập các trại ép mía và các lò nấu đường.

-          Cho chở đường xuống bán ở Hội An.

-          Trồng dâu nuôi tầm.

-          Nơi thổ cư, cho trồng rau xen các loại cây ăn quả.

-          Ngoài số đất cha mẹ trích hứa - 200 mẫu - Ông Bà đã tạo mãi thêm hơn 150 mẫu và kiến thiết được một tòa nhà đồ sộ.

 

- Rất sốt sắng với các việc nghĩa cử, nên được ân thưởng hàm Cửu phẩm Văn giai.

- Trong gia đình, ngoài tộc đảng, ở nguyên quán cũng như nơi cư ngụ, Ông đều được mọi người kính mến.

- Ông mất ngày 9-10-Đinh Mùi (1907), thọ 32 tuổi, để lại hiền thê mới có 28 tuổi cùng với 5 con thơ.

 

- Sinh trưởng trong một gia đình thấm nhuần đạo đức Khổng Mạnh và lại là một Phật tử thuần thành, Bà đã hôm sớm lo thờ chồng, nuôi con, xứng đáng với 4 chữ: "Tiết hạnh khả phong" do Triều đình Huế khâm tứ.

- Ngoài việc thủ thành sự nghiệp của chồng, Bà còn tạo mãi thêm được hơn 100 mẫu nữa.

- Tích cực với mọi công tác xã hội và từ thiện như lạc cúng đất và tiền để sùng tu đình chùa miếu vũ, xây dựng trường học, tu bổ kiều lộ, cứu trợ đồng bào trong các cơn thiên tai, thủy lạo.

- "Uống nước nhớ nguồn", Bà đã trích trí các phần đất xứng đáng để hằng năm lo kỷ niệm húy nhật của Nhạc phụ và phụng tự Song thân.

- Cư xử đức độ đối với bà trắc thất.

- Ở hiền gặp lành: Dù có bị ăn cướp (1915), Bà và các con đã may mắn tránh khỏi tai họa trong đường tơ kẻ tóc.

- Bà đã thức thời, cho các con chuyển sang Tân học đúng lúc. Thứ nam của Bà là một trong những người thi đỗ Tây học sớm nhất ở trong tộc lúc bấy giờ.

- Bà đã lo xong việc nam hôn nữ giá một cách viên mãn.

- Bà mất ngày 10-09 G. Tý (1924), hưởng thọ 47 tuổi.

 

Sau sự tàn phá của chiến tranh, nhà cửa không còn nữa, và với sự cải tạo về nông nghiệp, ruộng đất là của nhân dân. Nhưng phước ấm của Ông Bà vẫn còn mãi mãi và thân thế cùng sự nghiệp của Ông Bà vẫn là một gương sáng cho con cháu nội ngoại sau này.

 




Lượt truy cập: 522389
Powered by EasyVN