Trang chủ
Hội đồng gia tộc
Quá trình phát triển của Bùi tộc Vĩnh Trinh
Từ đường ở quê nhà Vĩnh Trinh
Chi nhánh từ đường tại TP. Hồ chí Minh
Phổ hệ Bùi tộc Vĩnh Trinh
Tin tức gia tộc
Nhân vật
Thư viện ảnh
Video
Thông báo tin vui
Tin buồn
Tin vui
BÙI KHẮC TỤC

 

BÙI  KHẮC  TỤC

(1906 - 1976)

--------------------

 

Ông BÙI KHẮC TỤC thường gọi là Ô. BÁT THƯƠNG là trưởng nam của Ông Bùi Thống và Bà Lê Thị Nhứt. Ông là đích tôn, về thế thứ 17, của tộc Bùi.

Ông sinh năm Đinh Mùi (1906) tại Vĩnh Trinh.

Ông được hấp thụ cả 2 nền văn hóa Nho học và Tây học.

Thuở nhỏ Ông học chữ Hán với các nhà cựu học ở địa phương. Khi lớn lên, Ông ra học ở trường Trung học Pellerin tại Huế. Sau đó, v́ phong trào băi khóa, Ông thôi học, về quê phụ tá song thân ở Thu Bồn, theo nếp sinh hoạt nông gia.

Năm 20 tuổi, Ông lập gia đ́nh, kết duyên với Bà LÊ THỊ CỰ, trưởng nữ của Ông Bà Lê Bá Trác (Ô.B. Nghè Chước), thuộc một danh gia ở Bằng An, Điện Bàn.

Vào khoảng năm 1930, Ông Bà về ở Vĩnh Trinh để thay mặt song thân, lo việc quản trị ruộng đất và thờ cúng Tổ tiên.

Với tư cách tự tôn, Ông Bà đă quản lư các phần đất hương hỏa của Tiền nhân để lại – hầu hết đều ở trong chánh xă – để lo việc kỵ giổ. Hằng năm, Ông Bà đă tổ chức cả chục Đám Giổ lớn. Mỗi lễ Kỵ thường diễn tiến trong hai hôm: diên Tiên Thường vào chiều hôm trước và diên Chánh Kỵ vào sáng hôm sau. Số bà con, cô bác tham dự trong mỗi diên lên đến hàng trăm vị, nên theo thông lệ lễ Kỵ nào cũng phải giết heo, ḅ để trước cúng sau thết đăi bà con, họ hàng. Đấy là chưa kể, để chuẩn bị, thường có cả một tiểu ban chuyên lo làm bánh trái – từ một vài tuần trước – để lễ xong, phái người đem đến kỉnh biếu các bậc ông bà, cô bác. Về vấn đề này, Ông Bà đă lo rất thành tâm và chu đáo.

Sau khi đập Vĩnh Trinh xây đúc xong – trước đấy đập chỉ đắp bằng đất, cát, gai, bổi chắn ngang con khe chảy băng qua làng – một Ban Trị sự đập được thành lập và Ông được cử làm Đại Diện điạ phương. Trong suốt thời kỳ 1937-1945, Ông đă cùng Ông Trưởng ban thu thập rồi đạo đạt những ư kiến và nguyện vọng chính đáng của nông gia trong vùng lên các cấp chính quyền.

Ông được thưởng lúc đầu Cửu phẩm sau lên Bát phẩm Văn giai.

Suốt đời, Ông cư xử hiền lành, tử tế, ḥa nhă, vui vẻ với tất cả mọi người. Dù thời cuộc đổi thay, Ông cũng tránh được mọi sự khó khăn, phiền phức.

Hiền thê của Ông là một người đàn bà thông minh, lanh lẹ, bạt thiệp, cần mẫn, đảm đang, đă giúp Ông rất nhiều trong việc tề gia, xử thế.

 

Bà là một người vợ rất hoàn hăo, một mẹ hiền suốt đời tận tụy lo cho con cái. Trong thời kỳ chiến tranh Pháp-Việt, Bà ở lại quê nhà cai quản ruộng nương để kiếm tiền gởi ra Huế nuôi các con ăn học. Sau chiến tranh Pháp-Việt, với đầu óc tân tiến, Bà mở nhà máy xay luá Quảng Khương ở Xă Xuyên Khương và Thu Bồn, để phục vụ dân làng khỏi phải xay luá vất vả. Bà cũng thành lập một nhà máy gạch để giúp việc xây cất tại điạ phương được dễ dàng.

 

Ông Bà sinh hạ được 5 nam, 4 nữ đều thành tài và lập gia thất. Điều ước mong duy nhất của Ông Bà là tất cả con cháu đều học hành giỏi, đỗ đạt cao, thành tài để làm rạng rỡ gia tộc.  Sự thành đạt của các con sau này (1 Kỹ sư, 1 Tiến sĩ, 3 Bác , 2 Dược sĩ, 1 Giáo sư, 1 Tú tài) đă làm Ông Bà hoàn toàn măn nguyện. Ông qua đời ngày 25-12-Ất Măo (25-01-1976) thọ 70 tuổi, an táng tại Nghĩa Trang Trung Việt Ái Hữu ở Hạnh Thông Tây. Tháng 05-1986, khi nghĩa trang được lệnh giải tỏa, hài cốt Ông đă được hỏa thiêu, gửi qua cải táng tại Cedar Hill Cemetery (Lạc Cảnh Viên)  Maryland, Hoa Kỳ.

 

Sau khi Ông mất, Bà sang ở với các con tại Hoa Kỳ. Mặc dù tuổi cao sức yếu, Bà vẫn thờ cúng Tổ tiên tại xứ lạ quê người và cũng dặn ḍ trưởng nam của Bà (đích tôn tộc Bùi, thế thứ 18) tiếp tục thờ cúng Tổ tiên, hằng năm như thường lệ. Mỗi lần gửi thư về thăm bà con, họ hàng, Bà thường đề cập đến vấn đề trùng tu Phần mộ và Từ Đường. Trước khi mất, Bà c̣n di chúc lại cho các con là phải nhớ lạc cúng xứng đáng vào các công tác của Gia Tộc. Bà qua đời ngày 19-11-Kỷ Tỵ (16-12-1989) tại Maryland, hưởng thọ 78 tuổi, an táng tại Cedar Hill Cemetery (Lạc Cảnh Viên), bên cạnh mộ Ông.

 

Qua bao biến cố chính trị và chiến tranh, nhờ sự nh́n xa thấy rộng của Ông Bà nhất là trong việc tiến thân của con cái, và phúc đức của Tổ tiên để lại, gia đ́nh của Ông Bà đă thành công tại quê nhà cũng như ở hải ngoại. Để ghi nhớ công ơn cha mẹ và công đức Tổ tiên, các con của Ông Bà đă hoan hỉ đóng góp một phần lớn vào chi phí xây dựng các Từ Đường tộc Bùi tại quê nhà (Vĩnh Trinh và Saigon), và đó cũng là ước nguyện cuối cùng của Bà trước khi qua đời.

 

 




Lượt truy cập: 522383
Powered by EasyVN